Chủ Nhật, Tháng Mười 13, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoGóc suy ngẫmLưu ý 6 hành vi làm hao tổn phước báo của một...

    Lưu ý 6 hành vi làm hao tổn phước báo của một người

    Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm, không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất. Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao tổn nhanh nhất mà một vị Hòa thượng khuyên bảo!

    Người đệ tử Phật, tin sâu nhân quả, luôn nuôi dưỡng tâm từ, quyết không làm tổn hại chúng sinh để vun bồi công đức, tăng phước tăng thọ.

    Người đệ tử Phật, tin sâu nhân quả, luôn nuôi dưỡng tâm từ, quyết không làm tổn hại chúng sinh để vun bồi công đức, tăng phước tăng thọ.

    1. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh:

    Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: “Người phụ nữ không hay tức giận, thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.”

    Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là: “Lửa thiêu rừng công đức”. Chỉ một cơn lửa giận, có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng: “Oán giận một lần đối với một người bình thường, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người Đại Đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp.” Hậu quả rõ ràng nhất là: “Phúc mỏng mệnh nông”.

    - Advertisement -

    2. Xung đột với cha mẹ, người bề trên:

    Đức Phật đã dạy trong tất cả các đức hạnh của con người thì đạo Hiếu là hàng đầu.

    Đức Phật đã dạy trong tất cả các đức hạnh của con người thì đạo Hiếu là hàng đầu.

    Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ, người đã sinh ra mình, nuôi mình lớn lên, che chở bảo vệ cho mình khi hoạn nạn, khó khăn, vì mình có thể hy sinh cả thân mạng… Là việc đứng đầu trong những việc làm: “Tổn phúc bại lộc”. Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công, bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận… Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ, lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy Thiên Nhân, quỷ Thần đều sẽ đến bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ, thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ, thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó, sau này lớn nên cũng có thể trở thành người có sự nghiệp.

    Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Hiếu thuận, nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú. Nói xấu, xuyên tạc bậc Thánh Hiền, Đại Đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.

    3. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác.

    Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở, thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người, một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người, thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.”

    Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì, thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế!

    4. Khoe khoang, khoa trương bản thân:

    Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn, dần dần sẽ khiến quỷ Thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.

    5. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác:

    Nói những điều xấu, điều không đúng về người khác, là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất, chiêu mời tai họa của quỷ Thần giáng xuống. Hơn nữa, còn dùng những lời nói đồn đại không đúng sự thật, để khoa trương bản thân, cố ý hạ thấp người khác, khiến cho người bị nói tức giận khó chịu, thì làm sao có thể sống bình an đây?

    6. Thường xuyên sát sinh:

    Nhân quả là một tiến trình rất phức tạp, có ba thời là hiện báo, sinh báo và hậu báo. Nên làm ác mà giàu sang, theo Thế Tôn thì “trọn không có lý này”.

    Nhân quả là một tiến trình rất phức tạp, có ba thời là hiện báo, sinh báo và hậu báo. Nên làm ác mà giàu sang, theo Thế Tôn thì “trọn không có lý này”.

    Sát sinh, là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh, thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì, sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước, thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều