Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Khác
    HomeTin TứcHà Nam: Đại lễ Vesak, diễn đàn Hội thảo “ Cách tiếp...

    Hà Nam: Đại lễ Vesak, diễn đàn Hội thảo “ Cách tiếp cận của Phật giáo về lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”

    Hôm nay 11/5/2019Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 201được tổ chức lần thứ ba tại Việt Nam đã bắt đầu các phiên làm việc hội thảo khoa học với chủ đề đồng diễn ra cùng lúc, tại Điện Tam Thế của chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.

     Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, trí thức, các học giả, đại biểu trong nước tham dự. Đã có trên 100 bài tham luận khoa học được các học  giả Quốc gia nghiên cứu. Nội dung Hội thảo lần này xoay quanh 5 chủ đề, BTC đã chia thành 5 diễn đàn trình bày tham luận theo các nhóm chủ đề như sau: 1.Lãnh đạo bằng chính niệm vì hoà bình bền vững; 2. Gia đình hoà hợp và xã hội bền vững; 3. Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu; 4. Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0; 5. Phật giáo về tiêu thụ và phát triển bền vững.

    Tại diễn đàn số 1, phiên thứ nhất, sau lời diễn văn chào mừng của HT. TS. Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TTTT TƯ GHPGVN; TT. TS. Thích Tâm Thiện đã điều phối chương trình. Có 11 bài tham luận đã tuần tự được trình bày: Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hoà bình bền vững (HT. Thích Minh Thiện); Định chân chánh và sự an định tâm (NS. TS. Huệ Liên); Cách tiếp cận lịch sử triết học về tư duy chánh niệm Phật giáo trong thế giới (ĐĐ. TS. Thích Quảng Hợp)…

    - Advertisement -

     Phiên 2 của hội thảo được sự điều phối bởi TT. TS. Thích Đồng Trí. Có các bài tham luận như sau: Một cách tiếp cận chánh niệm và sự lãnh đạo có chánh niệm (TT. TS. Thích Minh Thành); Tính bình đẳng trong Phật giáo đối với sự phát triển của nhân loại toàn cầu (PGS. TS. Trần Hồng Liên); Tính ứng biến của Phật giáo trước những đổi thay của xã hội hiện đại (TT. TS. Thích Viên Trí); Chánh niệm: Tư tưởng trung tâm trong việc xây dựng con người Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu (ThS. Châu Văn Ninh & ĐĐ. Thích Minh Mẫn); Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc của Tăng Ni HVPGVN (Phan Thị Mai Hương & SC. TN. Minh Hoa).

    Qua hai phiên làm việc của buổi sáng, những bài tham luận của các nhà nghiên cứu, trí thức, các học giả, đại biểu và nghiên cứu sinh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Bát Chánh đạo, tiêu biểu là “Chánh kiến”. Nhìn nhận các hiện tượng, sự vật, sự việc trong đời sống, trong công tác Hoằng pháp bằng cái nhìn chân chánh, đem lại sự an lạc cho nhân loại.

    Tin: Lệ Ngọc; Ảnh: Thế Duy

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều