Thứ Năm, Tháng Mười Hai 5, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoGóc suy ngẫmBố ơi, tại sao mình không dùng Internet?

    Bố ơi, tại sao mình không dùng Internet?

    Công nghệ không phải là cuộc sống con à. Chúng ta cần dành thời gian cho mọi người, cho những giao tiếp ngoài xã hội chứ không phải thông qua một cỗ máy.

    Một lần đưa bố ra ngân hàng, sau khi mất cả tiếng đồng hồ đợi bố chuyển một số tiền, tôi ngạc nhiên hỏi:

    – Bố ơi, tại sao mình không dùng internet, chúng ta có thể chuyển tiền qua đó mà?

    – Tại sao mình phải thông qua interner? – Bố tôi hỏi lại

    - Advertisement -

    – Có internet, mình sẽ không phải tốn thời gian ở đây. Bố thậm chí có thể mua sắm trực tuyến. Mọi thứ sẽ rất dễ dàng! – Tôi hào hứng nói.

    Bố ngạc nhiên hỏi:

    – Nếu vậy thì bố sẽ không cần phải bước ra khỏi nhà?

    – Đúng vậy, bất cứ món gì bố muốn, Amazon có thể mang đến tận cửa nhà cho mình.

    Câu trả lời của bố khiến tôi bừng tỉnh:

    – Con chứng kiến đó, từ khi bước chân vào ngân hàng này, bố đã trò chuyện với 4 người bạn cũ. Bố có dịp trao đổi với nhân viên ngân hàng, họ biết rõ bố là ai.

    Bố chỉ có một mình, đây là nơi bố cần đến. Bố muốn gặp mặt từng người để tạo mối quan hệ và bố sẵn sàng dành thời gian cho việc đó.

    Con còn nhớ 2 năm trước, khi bố ốm nặng, ông chủ cửa hàng tạp hóa mà bố thường ghé đến mua hoa quả đã đến thăm bố.

    Khi mẹ con bị ngã khi đang đi bộ, người bán hàng gần đó đã nhận ra mẹ và mau chóng chở mẹ về đúng nhà mình.

    Bố làm sao có được sự quan tâm, giúp đỡ đó nếu phụ thuộc vào internet? Đó là lý do tại sao bố muốn giao dịch trực tiếp với người ta, mặt đối mặt, con người với con người chứ không phải con người với công nghệ. Amazon có thể cung cấp tất cả những thứ đó cho bố không?

    Công nghệ không phải là cuộc sống con à. Chúng ta cần dành thời gian cho mọi người, cho những giao tiếp ngoài xã hội chứ không phải thông qua một cỗ máy.

    phu thuoc cong nghe Giadinhvietnam

    Ảnh minh họa. 

    Hiện nay, Internet như một thứ không thể thiếu trong xã hội hiện đại, nó như thức ăn bạn ăn hàng ngày, như điện trong nhà, như nước dùng sinh hoạt. Đâu đâu cũng có internet, từ cơ quan văn phòng cho đến nhà riêng. Dường như Internet đang chiếm có nhiều thời gian của mọi người.

    Sức mạnh khuynh đảo thế giới của nền công nghệ số suốt 20 năm qua đã được lột trần chỉ trong câu nói cửa miệng của nhà tỷ phú Bill Gates: “Thế giới nằm trên mười ngón tay bạn”. Không thể khước từ những tiện ích kỳ diệu mà thế giới công nghệ đem lại nên số lượng người sử dụng thiết bị số ngày càng tăng chóng mặt.

    Nhưng từ việc ban đầu con người tìm cách tiếp cận và xâm nhập thế giới công nghệ, nhưng dần dần, công nghệ lại chi phối mạnh mẽ cuộc sống con người.

    Công nghệ, mạng xã hội… kéo con người lại gần nhau nhưng không thể khiến con người hiểu nhau. Vậy nên hội chứng “gần mà xa” tấn công người sử dụng công nghệ. Gần nhau nhưng tâm hồn không chạm được nhau, đến cuối cùng chỉ còn lại cảm giác cô đơn, trống trải.

    Tiến sĩ tâm lý học Elias Aboujaoude cho biết: “Công nghệ và Internet mang đến cho con người kiến thức và kết nối tốt hơn nhưng việc dành nhiều thời gian, năng lượng cho vô số ‘kết nối ảo’ có thể khiến các mối quan hệ ngoài đời thực ít được quan tâm. Các kết nối ảo có khuynh hướng khuyếch đại sự cô đơn”.

    nha minh khong dung internet

    Trẻ cần những lúc vui chơi bên bố mẹ hơn là internet (Ảnh minh họa)

    Đại dịch COVID-19 chứng minh công nghệ có thể kết nối mọi người theo nhiều cách đặc biệt. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Công nghệ gây mất tập trung, mạng xã hội chiếm hầu hết thời gian, tinh thần và làm mọi người quên đi sự thiếu hụt các mối quan hệ ngoài đời thực. Điều này sau đó lại dẫn đến cảm giác cô đơn, buồn chán, tàn phá tinh thần của người dùng thế hệ Internet.

    Mỗi người nên cân đối lại thời gian sử dụng công nghệ trong ngày và tăng cường hơn nữa cho các giao tiếp ngoài đời thực, yêu thương nhau hơn, gần gũi với nhau hơn. Tận dụng công nghệ, nhưng đừng lệ thuộc vào nó.

    Thùy Linh
    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều