Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìnBáo Tuổi Trẻ Cười lại tiếp tục đem Phật giáo ra biếm...

    Báo Tuổi Trẻ Cười lại tiếp tục đem Phật giáo ra biếm họa

    Audio bài viết:
    Ngày 6/11/2020, Báo Tuổi Trẻ Cười lại tiếp tục đem Phật giáo ra biếm họa, bằng nội dung xuyên tạc lý tưởng xuất gia của các bậc Thiền sư Phật giáo. Nội dung bức tranh do họa sĩ Ca Cho Phan Hồng Đức lý giải nguyên nhân Thiền Sư “đi tu” là vì bị vợ đánh sấp mặt, điều này đã cố tình xúc phạm và xuyên tạc đến lịch đại tổ sư Phật giáo, cũng như cộng đồng Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước.
    Bài liên quan>>

    Cần Lên Án Báo Tuổi Trẻ Khi Đem Phật Giáo Ra Biếm Họa

    Báo Tuổi trẻ đã phỉ báng Phật giáo, xúc phạm Đức Thích Ca Mâu Ni như thế nào?

    Theo Phật Quang Đại Từ Điển 5, Tr. 5806, Thiền Sư: Chỉ cho vị Tỷ Khưu thông suốt Thiền định. Ở thời đại Phật giáo Nguyên Thuỷ, các vị A La Hán đều là những vị thông hiểu tất cả pháp Thiền. Về sau đến thời kỳ Phật giáo bộ phái, thì giữa các Tỷ Khưu xuất sinh ra các vị nhân tài chuyên môn như: Kinh Sư, Luận Sư, Luật Sư, Tam Tạng Sư, Pháp Sư, Thiền Sư… Trong đó, người chuyên tâm tu tọa thiền, thông hiểu thiền định, gọi là Thiền Sư.
    Ở Trung Quốc, danh hiệu Thiền Sư không chỉ chuyên dùng cho các bậc danh đức Thiền Tông, mà các vị sư thuộc tông Thiên Thai, tông Tịnh Độ…. chuyên tu tọa thiền cũng gọi là Thiền Sư. Chẳng hạn như Thiên Tập Thiền trong Tục Cao Tăng Truyện đã thu chép Đạt Ma Thiền Sư, Tuệ Văn Thiền Sư….
    Về sau, triều đình cũng ban hiệu Thiền Sư cho các bậc cao Tăng danh đức, như trường hợp tổ Thần Tú của thiền Bắc tông là người đầu tiên đã được ban thuỵ hiệu “ Đại Thông Thiền Sư”. Sau Tổ Huệ Năng của thiền Nam tông, khi thị tịch hơn 100 năm, được ban Thụy hiệu “ Đại Giám Thiền Sư”. Đời Tống, cò ngài Tông Cảo là người đầu tiên được ban hiệu lúc còn sống, là “Đại Tuệ Thiền Sư”.
    Như vậy, danh từ Thiền Sư trong Phật giáo được dùng để chỉ các bậc cao Tăng thạc đức, đã chứng đạo quả A La Hán hoặc chuyên về thiền định, được nhà vua sắc phong. Không những tại Trung Quốc mà ở Việt Nam cũng dùng để tôn xưng như vậy. Ngay từ thuở Phật giáo bắt đầu du nhập vào nước ta, xuyên suốt tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ ngài Phật Quang, Khương Tăng Hội, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Phật Hoàng Trần Nhân Tông… cho đến các bậc danh tăng trong thời kỳ cận và hiện đại như HT Nhất Hạnh, HT Thanh Từ, GS. Trí Siêu Lê Mạnh Thát … đều được tôn làm Thiền Sư. Nên khi báo Tuổi Trẻ cười đem hình ảnh Thiền Sư ra biếm họa chính là xúc phạm chư lịch đại Tổ sư Phật giáo Việt Nam và thế giới. Cũng như bóp méo lý tưởng giải thoát của Tăng đoàn. Điều ấy nghiêm trọng hơn cả hành vi xúc phạm Phật giáo của Dương Ngọc Dũng. Khi dám đem chư tiền nhân trong lịch sử Phật giáo và dân tộc ra bôi nhọ.
    Đây là hành vi xem thường Phật giáo và pháp luật của Ông Lê Thế Chữ (tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ) và hoạ sĩ Phan Hồng Đức đã vi phạm vào khoản 3, điều 5 Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo và vi phạm luật báo chí 2016, tại điều 9, các hành vi nghiêm cấm khoản 2c, do Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông qua. Khi báo Tuổi Trẻ Cười đăng góc biếm họa Thiền Sư, xuyên tạc giáo pháp Đức Phật, xúc phạm tôn giáo, gây hoang mang dư luận và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
    Trước đó, ngày 29/9/2020, ban biên tập báo Tuổi trẻ do ông Lê Thế Chữ – tổng biên tập, ông Đinh Minh Trung – phó tổng Biên tập, ông Nguyễn Hoàng Nguyên – Uỷ viên BBT và ông Nguyễn Văn Tiến Hùng – Thư ký toà soạn đã đến Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TP.HCM) để công khai xin lỗi Giáo hội Phật giáo Việt Nam về sự việc Tuổi trẻ Cười – phụ trương của báo Tuổi trẻ đã tự bịa ra câu chuyện “App Viếng Chùa Online” nạp tiền để được Phật phù hộ. Nhưng vẫn chứng nào tật nấy.
    Thiết nghĩ GHPGVN chẳng thể tiếp tục khoan nhượng, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là ông Lê Thế Chữ và họa sĩ Phan Hồng Đức. Không chỉ các Ban Trị Sự PGVN các tỉnh thành đồng loạt lên tiếng mà, Tăng Ni Phật Tử trong và ngoài nước đang mong đợi chư Tôn Đức là Đại Biểu Quốc Hội nhiệm kỳ 2016-2021, gồm quý ngài: HT.Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN (đơn vị Thừa Thiên-Huế), HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS PG TP.Hà Nội, TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS PG tỉnh Quảng Ninh, TT. Lý Minh Đức (trụ trì chùa Som Rông, Sóc Trăng) và NS. Thích nữ Tín Liên, giảng viên Học viện PGVN tại TP.HCM (trú xứ tịnh xá Ngọc Phương, Q.Gò Vấp, TP.HCM), phải đưa vấn đề này trình ra Quốc Hội giải quyết cho hợp lòng các cử tri Tăng Ni Phật tử trên toàn quốc, vì đây không phải là lần đầu báo Tuổi Trẻ đánh phá Phật giáo. Trong khi đây là tờ báo trực thuộc Đoàn Thanh Niên Cộng Sản TP. HCM, lại liên tục xúc phạm Phật giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Như vậy, trách nhiệm của Sở Thông Tin Truyền Thông TP.HCM, cũng như các ban ngành liên quan ở đâu? Ai định hướng cho báo Tuổi Trẻ? Ai bật đèn xanh cho ông Lê Thế Chữ và hoạ sĩ Ca Cho Phan Hồng Đức liên tiếp chống phá Phật giáo bằng truyền thông bẩn.
    Dù hiện tại, chư Tăng Ni Phật tử bằng tinh thần Từ Bi của đạo Phật, hoà chan với nghĩa đồng bào, đang ngày đêm ra sức hỗ trợ miền Trung chống lũ. Đồng hành với chính quyền địa phương khắp nơi, âm thầm phụng sự, đóng góp cho xã hội, thì không một tờ báo chính thống nào đưa tin. Dù báo Tuổi Trẻ xin lỗi Phật giáo, thì chỉ có báo Pháp Luật đưa tin, còn lại đều im lặng. Chẳng lẽ truyền thông bây giờ chỉ đánh phá Phật giáo là giỏi. Còn báo Tuổi Trẻ xin lỗi cho qua loa, để lấy đà rồi tấn công tiếp?
    Chẳng lẽ ông Lê Thế Chữ lại xem thường lời nói của Bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân cảnh tỉnh:” Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo là không được!”, trong kỳ họp Quốc Hội thứ 7, khoá XIV- 2019. Một người làm tổng biên tập báo như ông lại xem thường dư luận và đứng trên luật báo chí? Việc này cần phải đưa ra trình Quốc Hội để giải quyết theo đúng pháp luật đã quy định.
    Ngay cả Truyện Nghêu Sò Ốc Hến của NXb Mỹ Thuật, xuất bản năm 2018, do Hoạ Sĩ Nguyễn Như Quỳnh biên soạn và vẽ tranh, cố tình đổi nhân vật bói Nghêu ra sãi Nghêu nhằm gieo rắc ấn tượng xấu về Phật giáo cũng cần được thảo luận và thu hồi. Cấm không cho tái bản. Cần truy cứu trách nhiệm hình sự bà Đặng Thị Bích Ngân, tổng biên tập Nxb Mỹ Thuật và hoạ sĩ Nguyễn Như Quỳnh. Bởi cố tình sửa đổi nội dung gán ghép nhân vật bói Nghêu trở thành “Sãi Nghêu” dâm loạn xuyên tạc Phật giáo, đầu độc thế hệ trẻ hiểu sai về Phật giáo, điều này còn độc hại hơn cả bộ SGK Lớp 1 Cánh Diều.
    Rất mong chư vị lãnh đạo GHPGVN sẽ đưa việc này ra trong kỳ họp Quốc Hội hiện tại. Có chăng một âm mưu chống phá Phật giáo từ mảng truyền thông và văn hoá nước nhà. Vì đánh vào Phật giáo sẽ làm bật rễ văn hoá dân tộc.
    Phật giáo chúng ta không thể tiếp tục khoan nhượng, vì đạo Phật là Bi, Trí, Dũng. Tha thứ cho kẻ ác tiếp tục lộng hành là tiếp tay cho cái ác. Đã đến lúc cộng đồng Phật giáo phải buộc ông Lê Thế Chữ, hoạ sĩ Phan Hồng Đức, của báo Tuổi Trẻ và bà Đặng Thị Bích Ngân, hoạ sĩ Nguyễn Như Quỳnh, cũng như những ai cố tình xúc phạm Phật giáo phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nếu chúng ta cứ tiếp tục im lặng là đang làm ngơ trước âm mưu xoá sổ Phật giáo của ngoại đạo. Vì vậy, rất mong quý ngài lên tiếng!
    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều