Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìnBàn về vận dụng triết lý Phật giáo nhằm: Đối diện với...

    Bàn về vận dụng triết lý Phật giáo nhằm: Đối diện với đại dịch và hậu đại dịch Covid-19:

    Cả thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng đang đứng trước sự đe dọa về mọi mặt của đại dịch Covid-19. Đằng sau việc phải đối phó với sự lây nhiễm trên diện rộng và phải điều trị cho những ca lây nhiễm với con số này càng tăng…Là một sự thật đe dọa đến sự sống còn của nhân loại, đó là sự khủng hoảng của mọi ngành kinh tế trên toàn cầu!

    ảnh minh họa

    Nếu không chủ động để có phương án bắt tay đoàn kết nhằm vực dậy nền kinh tế của từng quốc gia,từng khu vực và khắp toàn cầu, thì sẽ xảy ra nạn đói, đó là điều chắc chắn(!)

    Trong một bài viết ngắn người viết chỉ xin đề cập chân lý vô ngã, vô thường của bậc Giác ngộ để nói về chủ đề này:
    “Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã (sa. ātman, pi. attā), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là,sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái “tôi” là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã. Mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi.”

    - Advertisement -

    Chiếu theo kinh điển trên,chúng ta có thể khái quát như sau:

    1.Chân lý vô ngã, nghĩa là không có cái tôi, cái riêng rẽ, cái độc lập mà phải là cái cộng đồng, phải đoàn kết nương dựa vào nhau thì mới có thể tồn tại trong một thế giới đầy biến động khôn lường của tạo hóa.

    2. Chân lý vô thường, có nghĩa là mọi sự vật hiện tượng đều luôn luôn biến động khôn lường, không bao giờ đứng yên.
    Do vậy phải nắm được quy luật này, để đừng bao giờ dương dương tự đắc, không những một cá nhân nào, một quốc gia nào dù có giàu có và hùng mạnh đến mấy, nếu không đoàn kết (sức mạnh tổng hợp) cũng sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi” của tạo hóa!

    3. Sinh- lão- bệnh- tử: là quy luật!
    Sinh cũng khổ, già cũng khổ,bệnh cũng khổ và chết đương nhiên là cũng khổ. Và cả nhân loại đang đứng trước thử thách rất lớn lao của trận đại dịch Covid-19 này: đó là bệnh và tử.
    Muốn phòng chống được căn bệnh lây nhiễm này thì phải có phác đồ điều trị thích hợp song song với tâm an lạc. Nếu điều trị vượt qua được bệnh tật thì sẽ …chưa tới gần cái chết. Nhưng nguy hiểm nhất là chết vì đói, đói vì không có cái ăn(!)

    Tựu trung: không sớm thì muộn, cả nhân loại phải vượt qua thử thách của đại dịch Covid-19. Đó là một điều chắc chắn.
    Tuy nhiên, việc cần quan tâm nhất hiện nay là vừa tích cực phòng chống dịch, vừa phải kêu gọi đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu. Để đảm bảo không bị đói sau đại dich. Người Việt có câu:

    “Có thực mới vực được đạo”(!)

    Mong lắm thay./.

    Luật gia- Trần Thúc Hoàng

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều