Thứ Hai, Tháng Mười Hai 23, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoChia sẻAn nhiên thoát buồn vui

    An nhiên thoát buồn vui

    Đời sống của chúng ta đầy biến động và đổi thay, thấy rõ bản chất vô thường, vô ngã của vạn pháp rồi thì được cũng không quá vui, mất cũng không quá buồn. Thấy rõ được mất, vui buồn chỉ là hai mặt của một vấn đề để có được an vui, giải thoát.

    Đức Phật dạy an nhiên được thiết lập thông qua thực hành Giới Định Tuệ.

    Đức Phật dạy an nhiên được thiết lập thông qua thực hành Giới Định Tuệ.

    Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi thiên tử Kakudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:

    Thưa Sa môn, Ngài có hoan hỉ không?

    Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỉ?

    - Advertisement -

    Nếu vậy, thưa Sa môn, có phải Ngài sầu muộn?

    Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn?

    Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỉ và không sầu muộn?

    Thật như vậy, này Hiền giả.

    Làm sao, này Tỷ-kheo/Ngài không có sầu muộn/Tuy vậy, Ngài cũng không/Có được sự hoan hỉ /Làm sao nay Ngài lại/Ngồi cô độc một mình/Không có được hoan hỉ /Cũng không bị dao động?

    Thật sự, này Dạ xoa/Ta không có sầu muộn/Tuy vậy ở nơi Ta/Hoan hỉ không khởi lên/Dầu nay Ta có ngồi/Riêng một mình cô độc/Ta không có hoan hỉ /Cũng không bị dao động.

    Làm sao, này Tỷ kheo/Ngài không có sầu muộn/Làm sao ở nơi Ngài/Hoan hỉ không khởi lên/Làm sao nay Ngài lại/Ngồi cô độc một mình/Không có được hoan hỉ /Cũng không bị dao động?

    Hoan hỉ chỉ có đến/Với người tâm sầu muộn/Sầu muộn chỉ có đến/Với người tâm hoan hỉ /Do vậy, vị Tỷ kheo/Không hoan hỉ, sầu muộn/Vậy nên, này Hiền giả/Ông phải biết như vậy.

    Ðã lâu, con mới thấy/Bà la môn tịch tịnh/Vị Tỷ kheo không sầu/Cũng không có hoan hỉ /Ðã an toàn vượt khỏi/Chỗ người đời đắm say.

    (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 2, phẩm Cấp Cô Độc, phần Kakudha, VNCPHVN ấn hành, tr.124)

    Thế Tôn gọi là “Không não cũng không hỷ”, là an nhiên.

    Thế Tôn gọi là “Không não cũng không hỷ”, là an nhiên.

    Lời bàn:

    Hầu hết chúng ta đều sống với những hoài niệm trong quá khứ và các dự hướng ở tương lai mà hiếm khi an trú vào hiện tại. Vì không thiết lập được chánh niệm để an trú nên tâm của chúng ta thường lang thang, chạy theo cảnh bên ngoài hoặc chơi trò trốn tìm với chính mình, buồn vui theo vọng tưởng.

    Tâm của chúng ta luôn giao động, lẫn lộn buồn vui. Đôi khi tâm ta rơi vào trạng thái không vui cũng không buồn nhưng vì thiếu chánh niệm nên ta cảm thấy trống trải, cô đơn. Thậm chí một vài người sợ hãi khi phải đối diện với chính mình liền tìm cách chạy trốn như điện thoại tâm sự với người thân, nghe nhạc, xem phim hoặc đi ngủ.

    Nên những ai chưa từng trải nghiệm thiền định, thiết lập một đời sống hướng nội, chánh niệm tỉnh giác thì khó mà hiểu được sức sống nội tại và sự an tĩnh, thảnh thơi của hành giả. Thật không dễ hình dung về cách sống bình dị, đơn độc, thanh bần, trầm lắng, xem ra chẳng có gì vui cả, mà người ta cứ sống vậy suốt đời.

    Theo tuệ giác Thế Tôn, người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình an, tâm tư lắng đọng, không bị cảnh bên ngoài chi phối, tâm an trú xả vượt lên sự buồn vui thường tình mới thực sự vững chải và tịnh lạc.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều