Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025
Khác
    HomeẨm Thực- Sức KhỏeĂn chay được ăn những gì theo quan điểm của Phật giáo?

    Ăn chay được ăn những gì theo quan điểm của Phật giáo?

    Ăn chay ăn được những gì là câu hỏi mà nhiều Phật tử thắc mắc, băn khoăn. Đặc biệt là những người mới bắt đầu ăn chay, việc ăn những gì? Ăn như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng?…là các vấn đề được quan tâm.

    Ăn chay được ăn những gì?

    Đạo Phật là đạo từ bi và bác ác. Người đệ tử Phật, tu học để thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, khổ đau và đem lại niềm vui cho mọi người, yêu thương chúng sinh. Trên tinh thần đó, đạo Phật chủ trương ăn chay để tránh tạo quả xấu, tăng trưởng lòng từ bi, đặc biệt hơn là để con người và loài vật cùng nhau chung sống an vui.

    Hiện nay, ăn chay đã dần trở thành xu thế của nhiều người trên thế giới, không chỉ riêng cho những người theo đạo Phật. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề mà người mới ăn chay luôn gặp phải đó là chưa thấu hiểu được ý nghĩa về việc ăn chay, chế độ ăn chay đảm bảo dinh dưỡng, ăn chay được ăn những gì?…

    Ăn chay trong đạo Phật được hiểu theo khái niệm

    Ăn chay trong đạo Phật được hiểu theo khái niệm “trai giới” (齋戒) mang nghĩa là thanh tịnh, trong sạch.

    Về cơ bản có khá nhiều cách ăn chay, nhưng tựu chung lại ăn chay chỉ được ăn ngũ cốc, rau, trái cây…không ăn thịt động vật: thú cầm, cá….Theo quan điểm của Phật giáo Bắc Truyền thì người ăn chay phải kiêng ăn ngũ vị tân bao gồm: Hành (cách thông), hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806). Còn theo Phật giáo Nguyên Thủy thì tu sĩ được ăn thịt theo “Tam tịnh nhục” nghĩa là: Không nhìn thấy con vật ấy bị giết vì mình, không nghe thấy tiếng con vật ấy bị giết vì mình và không nghi ngờ người ta giết con vật ấy vì mình. Nếu không thấy, không nghe và không nghi như vậy thì có thể thọ dụng thực phẩm ấy.

    - Advertisement -

    Về phương cách ăn chay gồm có ăn chay trường và ăn chay kỳ. Ăn chay kỳ: Có nhiều cách: Nhị trai; Tứ trai; Lục trai; Thập trai; Nhất nguyệt trai; Tam nguyệt trai.

    Dù mục tiêu và cách ăn chay của Phật tử như thế nào, thì việc ăn chay cũng là một điều vô cùng đáng khích lệ.

    Ăn chay thanh tịnh, nuôi dưỡng lòng từ bi 

    Ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi của mỗi con người và thể hiện sự yêu thương đối với loài vật.

    Ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi của mỗi con người và thể hiện sự yêu thương đối với loài vật.

    Là người Phật tử chắc hẳn hiểu rõ về vô thường trong cuộc sống, về luật nhân quả, luân hồi sinh tử. Vì vậy, nếu quý vị đã có duyên đến với Phật pháp thì xin hãy nuôi dưỡng lòng từ bằng cách ăn chay để thân tâm được khỏe mạnh, sống lâu và góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên.

    Đức Phật luôn khuyên chúng ta tạo nhiều nghiệp thiện tránh nghiệp ác để thay đổi nghiệp, để thể hiện lòng từ bi nhưng chúng ta cần nhận rõ từ bi phải có trí tuệ. Cũng vì vậy mà Phật dạy rằng: “Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng”.

    Tuy nhiên, quý vị đừng bao giờ tự ép buộc mình ăn chay nếu trong tâm bạn chưa thực sự sẵn sàng. Nhưng ngay từ hôm nay, bạn hãy bắt đầu suy ngẫm một cách nghiêm túc về những ý nghĩa của việc ăn chay.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều