Thứ Sáu, Tháng Mười Một 22, 2024
Khác
    HomeTin TứcSự KiệnHà Nội: Hội thảo Khoa học “Phát huy tinh thần và biểu...

    Hà Nội: Hội thảo Khoa học “Phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo qua sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam”

    Sáng ngày 10/11/2020, tại Hà Nội, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo qua sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam”.

    Chư Tôn đức và Đại biểu Chủ tọa Hội thảo

    Hội thảo được tổ chức tại Trung tâm giao lưu văn hoá phố cổ số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – Trung tâm chính trị, kinh tế, Văn hóa của cả nước; là nơi tụ hội và lan toả, kết nối và giao lưu văn hoá trong và ngoài nước. Là dịp để chúng ta nhìn nhận lại di sản văn hóa Phật giáo nói chung và di sản Phật giáo Việt Nam nói riêng trong lịch sử và hiện tại; đồng thời xác định những biểu tượng và ý nghĩa của biểu tượng Phật giáo nhằm phát huy tinh thần Phật giáo Việt Nam thông qua sản phẩm làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Việc phát huy tinh thần, biểu tượng, giá trị Phật giáo trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, thông qua đó lan toả tinh thần, biểu tượng Phật giáo trong đời sống xã hội là một việc làm hết sức có ý nghĩa và có tính chất cấp thiết trong xã hội hiện nay.

    Chủ tọa và tham dự Hội thảo có: HT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; TT. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký GHPGVN; TT. Thích Thọ Lạc – UV Thư ký HĐTS – Trưởng ban Văn hóa TƯ; HT. Thích Hải Ấn – UV HĐTS, Phó Ban Văn hoá TƯ; TT.TS. Thích Minh Nhẫn – UV Thường trực HĐTS, Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Tổng Thư ký Tòa soạn Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo; TT. Thích Phước Nghiêm – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban TT Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ; TT. Thích Nhật Từ – UV HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện PGVN tại TP. HCM;  TT. Thích Minh Tiến – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Văn hóa TƯ; HT. Thích Quang Nhuận – Phó Trưởng ban TT Ban Hoằng pháp TƯ, Phó trưởng ban Văn hóa TƯ; TT.TS. Thích Minh Hiền – Phó ban Văn hoá TƯ; TS. Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo; ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cùng chư Tôn đức trong HĐTS, quý Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng, Ni, các Bộ ban ngành TƯ và TP. Hà Nội cùng tham dự.

    Niệm Phật cầu gia bị

    Hội thảo đã tập trung thảo luận một số nội dung: Nhận diện biểu tượng Phật giáo qua tư liệu (lịch sử, khảo cổ, mỹ thuật, kinh pháp,…); Thực tiễn ứng dụng tinh thần và biểu tượng Phật giáo trên sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay; Những giải pháp, đề xuất, khuyến nghị đối với các cấp, các ngành Trung ương và địa phương, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam,…trong việc phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo qua các sản phẩm làng nghề truyền thống.

    - Advertisement -
    TT. Thích Thọ Lạc, phát biểu khai mạc

    Phát biểu khai mạc, – Trưởng ban Văn hóa TƯ, cho biết hiện nay Việt Nam có 5.407 làng nghề, trong số đó có 1.748 làng nghề truyền thống đang hoạt động. Các làng nghề truyền thống hàng ngày sản xuất ra khối lượng rất lớn các sản phẩm trực tiếp tiêu dùng ở nơi công cộng cũng như tại các gia đình. Đặc biệt, những ngôi làng làm nghề thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm có thể được bán đi khắp cả nước và ra cả nước ngoài. Nhiều làng nghề làm ra các sản phẩm gốm, sứ, tranh, tượng, điêu khắc, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là những làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo…. Đó là một trong những phương thức có thể phát huy mạnh mẽ tinh thần và các giá trị Phật giáo qua lăng kính văn hóa Việt Nam. Thượng toạ cũng nhấn mạnh: “Việc nghiên cứu và thảo luận về khả năng phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo tại các làng nghề truyền thống là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa giúp ích cho sự nhân rộng và lan tỏa các giá trị Phật giáo tốt đẹp trong đời sống xã hội, vừa có thể thúc đẩy hoạt động nhằm gia tăng giá trị cho các làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Đây chính là việc thổi hồn văn hoá truyền thống vào sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay, mang đến một diện mạo mới cho các sản phẩm của các làng nghề. Đồng thời, đây cũng chính là yêu cầu đặt ra đối với các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay”.

    Hiện nay, làng nghề Việt phản ánh văn hóa vật thể và phi vật thể của VN, đó là hoạt động mang tính kinh tế, văn hóa, xã hội sâu sắc. Tuy nhiên, trong thực tiễn cả lịch sử và hiện tại tinh thần và biểu tượng Phật giáo chưa được phản ánh, lan tỏa rộng rãi trong các làng nghề Việt. Nó mới chỉ mang tính bị động, nhỏ lẻ, ý nghĩa và giá trị mang lại hạn chế. Do đó, việc tổ chức Hội thảo khoa học về việc lan tỏa giá trị văn hóa và biểu tượng Phật giáo trong các làng nghề Việt là điều cần thiết cả về chính trị, văn hóa – xã hội, kinh tế và du lịch hiện nay trong xu thế mở cửa và hội nhập Việc lan tỏa giá trị văn hóa và biểu tượng Phật giáo trong các làng nghề Việt là một đòi hỏi khách quan.

    TT. Thích Đức Thiện, phát biểu

    Việc tổ chức Hội thảo khoa học Tinh thần và biểu tượng Phật giáo qua sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam” là sự cần thiết bởi thực tiễn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cho đến thời đại ngày nay. Những giá trị văn hóa Phật giáo, tinh thần và biểu tượng Phật giáo chưa được gắn kết trong các làng nghề Việt, vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, chưa phản ánh đúng vị trí và vai trò của nó trong văn hóa dân tộc. Trong thời đại công nghệ 4.0, Việt Nam chịu sự tác động sâu sắc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta đang tích cực, chủ động mở cửa và hội nhập quốc tế cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền Văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó, Hội thảo khoa học được tổ chức nhằm xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn, kinh nghiệm bảo tồn, phát huy văn hóa Phật giáo Mặt khác, góp phần đa dạng, phong phú, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thủ công truyền thống thông qua ứng dụng các biểu tượng Phật giáo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề truyền thống. Đồng thời, góp phần định hướng sự phát triển các làng nghề truyền thống trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập và giao lưu văn hoá với thế giới.

     Thay mặt Ban Tổ chức, Thượng toạ Thích Thọ Lạc cảm ơn của các đơn vị, tổ chức, cá nhân: Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội; Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Viện Sáng tạo độc bản Việt Nam, Công ty cổ phần Cộng đồng giá trị Việt và Hội nghệ nhân – Thợ giỏi Hà Nội đã đồng hành cùng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trong suốt quá trình chuẩn bị tổ chức.

    P.V Thời sự PSO, ảnh: Quảng Tâm

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều