Audio bài viết:
Chúng ta đến với cuộc đời này có 2 bàn tay trắng, mà rời khỏi thế gian cũng trắng hai bàn tay, mang theo được gì? Cuộc sống là vô thường vậy sao bạn còn phiền não?
Đời người là vô thường
Đời này, chúng ta tranh đấu là vì điều gì? Tất bật lo toan, bon chen cuộc sống cầu mong tiền tài vật chất danh vọng? Chúng ta yêu đương cuồng nhiệt, hờn ghen, oán giận đến mức tự làm hại bản thân và người khác cuối cùng là vì điều gì?
Kiếp người thật ngắn ngủi, vô thường, mọi sự đều thay đổi từ vật chất đến tinh thần. Xâu chuỗi thời gian âm thầm lặng lẽ trôi qua cho đến khi tử thần gõ cửa ra đi để lại kẻ khóc tiến người đi nghìn thu vĩnh biệt. Thật vậy, cái thân con người chẳng khác nào tuyết gá cành cây, sương đầu ngọn cỏ, mới thấy đó rồi lại mất đó.
Hiểu được những điều trên, Thái tử Tất Đạt Đa nghiệm thấy thân này là tứ khổ, nên ngài xuất gia đắc đạo hiệu là Thích Ca Mâu Ni, đem giáo pháp cứu độ chúng sanh đưa họ vào cõi Niết Bàn bất sanh bất diệt.
Vì sao biết vô thường vẫn phiền não?
Thưa quý Phật tử, cái thân của ta có gì là thật đâu? Tất cả không ai thoát khỏi cảnh sinh – lão – bệnh – tử, thế nhưng chúng ta vẫn không thoát ra khỏi những phiền não? Vậy vì sao lại vậy?
Có nhiều người nhận ra và chia sẻ rằng, dù họ đã biết và thấu hiểu được quy luật vô thường trong cuộc sống nhưng vẫn không sao thoát khỏ những phiền não, buồn phiền, lo lắng thường ngày…điều này khiến họ rất khổ tâm và mệt mỏi….
Từ những ý kiến như vậy khiến chúng ta nhìn ra vấn đề đó là: Giữa cái “ đã biết” và “ sao còn” là cả một quá trình dài. Nếu đã biết mà không không sửa đổi và không tìm ra phương hướng để khắc phục thì phiền não vẫn còn hoài, không bao giờ đổi thay. Điều này chúng ta có thể thấy ở chi tiết:
“Đức Phật cũng thế! Khi dạo quanh bốn cửa thành, Ngài đã hiểu được sự vô thường khi thấy cảnh khổ đau, bệnh tật và cái chết. Đức Phật thấy, biết và hiểu, nhưng nếu để những cái biết đó nằm yên, không tìm ra con đường thoát khổ thì làm sao hết khổ được. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này”.
Giữa cái biết và sao còn là khoảng cách rất dài. Cuộc đời Đức Phật đã chứng minh được. Để xóa đi phiền não mà Ngài đã biết, Đức Phật đã đánh đổi mọi quyền lợi trong tay, ròng rã suốt 11 năm trong rừng già và sau 49 ngày thiền định mới thật sự loại sạch phiền não.
Cho nên, biết là một vấn đề, và làm sao dứt phiền não là một vấn đề khác. Cái biết không giải quyết được điều gì nếu chúng ta không đứng lên và hành động, thì cho dù biết nó lâu dài đến đầu thì vẫn không thay đổi được gì cả.
Đã biết vô thường sao còn phiền não? Chúng ta phải nhận diện được chữ “biết” này. Biết không phải là thấy rồi biết mà phải có sự cảm nhận, đặt trí tuệ vào đó để biết sự vật, và mong muốn khắc phục cái biết đó. Biết chính là tri cũng nhà thiền. Tri được được tạo từ cái biết bằng tuệ giác, bằng chánh niệm và phải hành trì cái biết đó.
Hòa thượng Thích Thanh Từ có dạy rằng: Biết vọng không theo. Vọng chính là những ý niệm mang tính vô thường, có đó mất đó. Nên khi nhận định được tính giả tạm của ý niệm mà không theo nghĩa là không để tâm cho nó dẫn dắt rồi sinh ra sự ảo tưởng xa rời với thực tế.