Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 22, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoGóc suy ngẫm7 câu hỏi ai trả lời được sẽ biết vàng hay bùn...

    7 câu hỏi ai trả lời được sẽ biết vàng hay bùn quý hơn và mình là ai

    7 câu hỏi để lại bài học đáng suy ngẫm, thấu tận tâm can, dạy bạn cách hòa đồng với thế giới và dũng cảm là chính mình để biết mình là ai.

    Bạn có thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, thất vọng, rồi rơi vào tình trạng rối ren và chán nản? Trên thực tế, hầu hết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày thực chất đều là vấn đề tâm lý.

    Bạn đã trồng cây gì?

    Có người hỏi một người nông dân: “Anh đã trồng lúa mì chưa?”

    Người nông dân đáp: “Không, tôi lo rằng trời sẽ không mưa”

    - Advertisement -

    Người kia hỏi tiếp: “Có phải anh trồng cây bông không?”

    Người nông dân đáp: “Không, tôi sợ rằng sâu bọ sẽ ăn bông mất.”

    Người kia chưa ngừng lại: “Vậy rốt cuộc anh đã trồng cây gì?”

    Người nông dân: “Tôi chưa trồng gì cả, tôi muốn mọi thứ phải được chắc chắn tuyệt đối”.

    Ý nghĩa: Khi lo lắng quá nhiều sẽ bị kìm hãm, suy nghĩ quá nhiều hành động quá ít, cuối cùng sẽ không làm được gì.

    bai hoc cuoc song Giadinhonline (2)

    Ảnh minh họa. 

    Bạn là thiên tài hay tên ngốc?

    Một thanh niên hỏi một đạo sĩ để xin lời khuyên: “Có người nói tôi là thiên tài, có người nói tôi là kẻ ngu ngốc. Anh nghĩ thế nào?”.

    Đạo sĩ hỏi: “Anh tự xem mình như thế nào?”

    Đạo sĩ tiếp tục nói: “Ví dụ, một hạt gạo có thể là chiếc bánh hạt vừng trong mắt người làm bánh, hoặc là rượu trong mắt người buôn rượu và là một bữa ăn cứu mạng một người ăn xin”.

    Sau khi nghe điều này, người thanh niên bỗng hiểu ra, vẻ mặt của anh từ bối rối chuyển sang phấn khởi đầy hào hứng.

    Ý nghĩa: Bạn trở thành người như thế nào, người quyết định là chính bạn!

    Nó ngọt hay đắng?

    Đạo sĩ có một người đệ tử tìm đến than phiền điều sầu não. Vị đạo sĩ sau đó đã bỏ một nắm muối vào cốc nước cho đệ tử uống.

    Người đệ tử nhăn mặt nói: “Nó quá mặn và đắng”.

    Vị đạo sĩ rắc một lượng muối tương tự ban nãy vào một hồ nước và lấy một gáo nước dưới hồ, yêu cầu người đệ tử nếm lại.

    Sau khi uống xong, người đệ tử nói: “Có hương vị tinh khiết và ngọt ngào”.

    Đạo sĩ từ tốn tiếp lời: “Những nỗi đau trên đời cũng giống như muối, nhưng nước có mặn hay không còn phụ thuộc vào vật đựng nước nhỏ hay lớn”.

    Ý nghĩa: Những người luôn cảm thấy cuộc sống đầy đau khổ nên tự ngẫm xem trái tim mình liệu đã đủ rộng lớn hay chưa.

    bai hoc cuoc song Giadinhonline (1)

    Ảnh minh họa. 

    Vàng hay bùn tốt hơn?

    Nhà sư hỏi người du hành: “Ngươi nghĩ hạt vàng hay đống bùn tốt hơn?”

    Người du hành trả lời: “Tất nhiên là vàng rồi!”

    Nhà sư cười và hỏi: “Nếu anh là một hạt giống thì sao?”

    Ý nghĩa: Trên đời không có điều gì tốt hay xấu tuyệt đối, điều gì phù hợp với bạn mới là tốt nhất!

    Tại sao thà trắng tay?

    Có 3 người đi ra ngoài, một người cầm ô, một nguồi chống gậy và một người đi tay không. Khi về, người cầm ô đã ướt sũng, người chống gậy thì bị thương, người đi tay không lại không bị làm sao cả.

    Khi mưa đến, người cầm ô đi rất mạnh dạn vì chủ quan mình đã có ô, thế nên bị ướt. Người chống gậy khi đi trên đường đất thì đi ẩu, vậy nên liên tục bị ngã. Người đi tay không thì chạy vào lề đường trú mưa khi mưa to, đi đường cũng chú ý cẩn thận hết sức, vậy nên về đến nhà an toàn.

    Ý nghĩa: Đôi khi bạn càng giỏi, càng dễ mắc sai lầm.

    Tại sao lại cứu một con bọ cạp đốt mình?

    Một thiền sư trông thấy con bọ cạp rơi xuống nước liền chạy đến cứu, thiền sư đã bị bọ cạp đốt vào ngón tay.

    Vị thiền sư không sợ hãi, một lần nữa lại cố gắng cứu nó, rồi lại bị bọ cạp đốt rất đau.

    Một người bên cạnh hỏi: “Con bọ cạp này đốt người mãi, sao người lại cứu nó?”

    Thiền sư trả lời: “Bản tính của bọ cạp là thích chích, còn bản tính của tôi là lòng thiên lương.

    Ý nghĩa: Chúng ta không nên từ bỏ lòng tốt của mình chỉ vì điều ác của người khác, đừng để cách sống của người khác ảnh hưởng đến nhân cách của bạn.

    Mối quan hệ giữa “bản thân” và “người khác”?

    Người thanh niên hỏi đạo sĩ: “Làm thế nào tôi có thể trở thành một người hạnh phúc và cũng mang lại hạnh phúc cho người khác?”

    Đạo sĩ mỉm cười và trả lời:

    Trước hết, chúng ta phải “coi mình như người khác”, đây là “vị tha”;

    Hơn nữa, chúng ta phải “đối xử với người khác như chính mình”, đây là “từ bi”;

    Sau đó, chúng ta phải “coi người khác như người khác”, đây là “trí tuệ”;

    Cuối cùng, chúng ta phải “coi mình như chính mình”, đây là điều “tự nhiên”.

    Ý nghĩa: Nhận ra bốn mối quan hệ giữa “bản thân” và “người khác” có thể trở thành điều bạn muốn và nhận được nhiều yêu thương từ mọi người.

    Thùy Linh
    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều