Hầu hết các loại bệnh ung thư đều có liên hệ mật thiết với thói quen sinh hoạt. Nếu có thể thay đổi các thói quen không lành mạnh của mình, bạn có thể tránh xa ung thư nhất có thể.
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phòng tránh ung thư. Hãy ăn nhiều hơn 6 thực phẩm này để tiêu diệt và phòng tế bào ung thư.
Khoai lang
Khoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư rất rõ rệt. Tỷ lệ ức chế tế bào ung thư của khoai lang đã nấu chín chiếm 98.7%, còn khoai lang sống cũng cao tới 94,4%.
Sở dĩ khoai lang có tác dụng chống ung thư là do nó giàu glycolipid và deoxyisoandrosterone. Trong đó, glycolipid có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, còn deoxyisoandrosterone có thể ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Ăn khoai lang đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị ung thư vú và ru���t kết.
Dâu tây
Dâu tây rất giàu chất dinh dưỡng và rất có lợi cho cơ thể, được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trái cây”. Ngoài việc chứa nhiều vitamin, nó còn rất giàu acid phytic. Đây là một chất chống oxy hóa có thể kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra, dâu tây giàu các chất chống oxy hóa khác như anthocyanins và acid ellagic. Anthocyanin giúp tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại trong máu, những mô thiệt hại và những thay đổi gây ung thư trong các tế bào.
Hàm lượng acid ellagic của dâu tây đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các khối u trong phổi, thực quản, vú, cổ tử cung và lưỡi. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm cho biết chất chống oxy hóa được tìm thấy trong dâu tây có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư gan ở người.
Cà chua
Trong cà chua có lycopene, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào cơ thể khỏi tổn thương, ngăn chặn sự tiến triển của ung thư. Ăn cà chua có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ngoài ra nó còn có thể làm giảm tỷ lệ ung thư trực tràng, ung thư thanh quản, ung thư phổi và ung thư vú.
Tảo bẹ
Hầu hết mọi người biết đến công dụng của tảo bẹ trong việc phòng ngừa bứu cổ. Trên thực tế, tảo bẹ còn có công dụng ngăn ngừa ung thư.
Thành phần fucoidan trong tảo bẹ có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống khối u. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư bạch cầu. Còn theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Marine Drugs, fucoidan có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Các bằng chứng khác ghi nhận fucoidan cũng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi. Thường xuyên ăn tảo bẹ có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
Măng tây
Ăn măng tây thường xuyên có tác dụng chống ung thư rất tốt. Acid nucleic, acid folic, selen và aspartase có trong loại rau này có thể ngăn chặn hiệu quả sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.
Củ cải
Củ cải có nhiều loại, song loại nào cũng đều có tác dụng phòng chống ung thư, thế nên mới có câu ngạn ngữ rằng: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả cuộc đời không cần vào hiệu thuốc” và “củ cải tháng 10 chính là nhân sâm nước”.
Củ cải có chức năng phòng chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe xương, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Trong củ cải có nhiều chất xúc tác có thể diệt trừ tác dụng gây ung thư của chất nitrosamine, kích thích hệ miễn dịch cơ thể, nâng cao hoạt tính của đại thực bào, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư thực bào. Vị cay của củ cải đến từ dầu mù tạt, nó có thể kích thích đường ruột nhu động, đào thải chất gây ung thư ra ngoài.
Hàm lượng vitamin C trong củ cải cao hơn táo, lê từ 8-10 lần. Ngoài ra, củ cải cũng giàu carotene có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.
Kết hợp với việc bổ sung các thực phẩm trên, bạn cũng nên lưu ý tránh một số thói quen ăn uống không lành mạnh như
Ăn quá nóng: Ăn uống quá nóng dễ gây tổn thương cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa
Ăn nhiều đồ ngọt: Khi ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng insulin, tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư nội mạc tử cung hình thành và phát triển.
Ăn nhiều thực phẩm muối chua: Các thực phẩm muối lên men dễ sinh ra vi khuẩn và các chất độc hại. Khi đi vào cơ thể, đó chính là các tác nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng và các bệnh ung thư về đường tiêu hóa.
Ăn quá nhanh: Theo bác sĩ Amanda Foti, một chuyên gia dinh dưỡng cao cấp: “Ăn quá nhanh có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như khó tiêu, thậm chí trào ngược acid. Cắn miếng quá to và nhai quá nhanh khiến cho nước bọt và các enzym không kịp tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn thành các hạt nhỏ hơn trước khi vào dạ dày. Ăn nhanh cũng khiến bạn nuốt nhiều không khí vào bụng, từ đó gây đầy hơi, chướng bụng, tổn thương đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư”.
Tham khảo: Aboluowang
Ngọc Mai (tổng hợp)