Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Khác
    HomePhật Tử Ngày NayTỷ phú Phạm Nhật Vượng lập giải thưởng khoa học toàn cầu...

    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập giải thưởng khoa học toàn cầu lên đến 4,5 triệu USD

    Ngày 20/12/2020, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup – ông Phạm Nhật Vượng và phu nhân là bà Phạm Thu Hương đã ra mắt Giải thưởng VinFuture có quy mô toàn cầu trị giá 4,5 triệu USD cho nghiên cứu xuất sắc

    Tập đoàn Vingroup mới đây đã thành lập Quỹ VinFuture để tổ chức Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng. Đây là giải thưởng thường niên có giá trị lên tới 104,5 tỷ đồng (tương đương 4,5 triệu USD). Hàng năm, giải thưởng VinFuture có 1 giải thưởng chính và 3 giải đặc biệt, với tổng trị giá 104,5 tỷ đồng (tương đương 4,5 triệu USD). Trong đó, giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 70 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.

    Giải thưởng VinFuture dành cho những sáng kiến trong lĩnh lực khoa học - công nghệ.

    Giải thưởng VinFuture dành cho những sáng kiến trong lĩnh lực khoa học – công nghệ.

    Giải thưởng chính sẽ được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai.

    Ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 11,5 tỷ đồng, tương đương 500.000 USD, được dành trao cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đến từ các nước đang phát triển; các nhà khoa học nữ có nghiên cứu hoặc sáng chế; tác giải của những phát minh mang tính tiên phong trong lĩnh vực mới.

    - Advertisement -

    Để xét chọn người đoạt giải, quỹ VinFuture đã thành lập một hội đồng giải thưởng gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

    Các nhà khoa học, nhà phát minh,... trong Hội đồng Giải thưởng VinFuture.

    Các nhà khoa học, nhà phát minh,… trong Hội đồng Giải thưởng VinFuture.

    Hội đồng Giải thưởng là nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Trong đó có Giáo sư Gérard Mourou, Đại học Bách Khoa Pháp – người đạt Giải Nobel Vật lý năm 2018; Giáo sư Sir Richard Henry Friend – Giáo sư Vật lý Cavendish tại Đại học Cambridge; Giáo sư Jennifer Tour Chayes – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Microsoft, Phó hiệu trưởng Trường Máy tính, Khoa học Dữ liệu và Xã hội, Đại học California, Berkeley; Giáo sư Michael Porter, Đại học Harvard, cha đẻ học thuyết “chiến lược cạnh tranh toàn cầu”; Giáo sư Sir Kostya S. Novoselov, Đại học Manchester – người đạt Giải Nobel Vật lý năm 2010 ở tuổi 36…

    Để đảm bảo hoạt động vận hành và trao giải VinFuture, những người sáng lập cam kết tài trợ số tiền ban đầu 2.000 tỷ đồng và sẽ được tiếp tục bổ sung trong tương lai để đảm bảo việc hoạt động lâu dài cho quỹ. Đơn vị trực tiếp quản lý Giải thưởng và triển khai các hoạt động là Quỹ VinFuture, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập. Sát cánh ở vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các Nhà sáng lập là Hội đồng Cố vấn gồm những nhà khoa học xuất sắc người Việt Nam do Giáo sư Vũ Hà Văn, Đại học Yale và Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, Đại học California Santa Barbara làm đồng Chủ tịch.

    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

    Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương chia sẻ về động lực sáng lập giải thưởng. “Tạo nên sự thay đổi tích cực để mang tới một cuộc sống tốt hơn cho mọi người luôn là mục tiêu của chúng tôi – trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Các biến cố của năm 2020 đã cho thấy hơn bao giờ hết, chúng ta cần đồng hành với những trái tim nhân hậu và khối óc lỗi lạc đang nỗ lực phát huy sức mạnh của khoa học công nghệ, giúp thế giới vượt qua những thử thách cam go và làm cho cuộc sống của nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn”.

    Nhằm khuyến khích sự đa dạng, sự công bằng về cơ hội và hướng tới tương lai, Quỹ VinFuture cũng trao ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 11,5 tỉ đồng mỗi năm, tương đương 500.000 USD, bao gồm:

    Giải VinFuture đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đến từ các nước đang phát triển. Đây là giải thưởng toàn cầu có giá trị lớn nhất dành riêng cho các nhà khoa học đến từ những quốc gia mà điều kiện nghiên cứu khoa học cũng như cơ hội các nhà khoa học được tôn vinh ở cấp độ này còn hạn chế.

    Giải VinFuture đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh là phụ nữ. Đây là giải thưởng có giá trị lớn nhất thế giới dành riêng cho các nhà khoa học nữ.

    Giải VinFuture đặc biệt cho tác giả nghiên cứu hoặc phát minh mang tính tiên phong trong lĩnh vực mới.

    Nhằm khuyến khích sự đa dạng, sự công bằng về cơ hội và hướng tới tương lai, Quỹ VinFuture cũng trao ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 11,5 tỉ đồng mỗi năm.

    Nhằm khuyến khích sự đa dạng, sự công bằng về cơ hội và hướng tới tương lai, Quỹ VinFuture cũng trao ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 11,5 tỉ đồng mỗi năm.

    Các đề cử được giới thiệu bởi các nhà khoa học, các nhà phát minh có ảnh hưởng toàn cầu và các tổ chức nghiên cứu, giáo dục, tập đoàn công nghệ, vườn ươm đổi mới sáng tạo uy tín ở tất cả các quốc gia.

    Giải thưởng VinFuture sẽ bắt đầu nhận đề cử cho mùa trao giải đầu tiên từ tháng 1 đến tháng 6/2021. Danh sách những người đạt Giải thưởng VinFuture sẽ được công bố vào tháng 12/2021. Lễ trao giải chính thức sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 1/2022.

    Vốn là người theo đạo Phật nên tỷ phú Phạm Nhật Vượng rất thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện giúp đỡ mọi người. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation) năm 2006, chủ yếu hướng đến việc giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam, trao học bổng cho trẻ em kém may mắn và chăm sóc sức khỏe miễn phí cho những người không đủ khả năng chi trả.

    Tính đến tháng 9 năm 2020, quỹ Thiện Tâm của ông Phạm Nhật Vượng đã quyên góp tổng cộng 77 triệu USD, phục vụ cho các hoạt động xây dựng nhà ở, trung tâm y tế, thư viện, cơ sở hạ tầng cho cộng đồng, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ thiên tai. Tính riêng trong đại dịch COVID-19, tập đoàn Vingroup đã chi 55 triệu cho các hoạt động phòng, chữa bệnh như cung cấp máy thở và các thiết bị hỗ trợ cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe.

    Trong giai đoạn 2006-2019, quỹ Thiện Tâm đã chia sẻ tới cộng đồng 8.172 tỷ đồng. Bên cạnh các hoạt động trao học bổng, cứu trợ, quỹ này đã hỗ trợ bò giống cho 25.000 hộ nghèo, cận nghèo để tạo nguồn sinh kế; xây dựng 315 km đường giao thông nông thôn và đèn điện chiếu sáng; xây dựng 209 ngôi trường, lớp và nhà ở bán trú cho học sinh vùng khó khăn.

    Trong giai đoạn diễn biến dịch Covid – 19 trong nước và quốc tế phức tạp, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup đã trao tặng Nga 1.000 máy thở VFS-410 và 500 máy thở VFS-510; tặng Ukraina 600 máy thở VFS-410 và 300 máy VFS-510.

    Cùng chung tay với đồng bào miền Trung khó khăn do lũ lụt gây ra, quỹ Thiện Tâm – Tập đoàn Vingroup đã ủng hộ 13 tỷ đồng tới 3 tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình và Quảng Trị, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn tới đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hai do mưa lũ gây ra. Tập đoàn Vingroup còn cam kết ủng hộ 320 tỷ đồng cho Quỹ An sinh xã hội và Quỹ Vì người nghèo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là hoạt động thường niên của Quỹ nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Và năm nay, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 nhưng số tiền ủng hộ vẫn không hề giảm. Điều đó thể hiện nỗ lực và trách nhiệm cộng đồng của Tập đoàn với mục tiêu thực hiện sứ mệnh cao cả: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”.

    Mới đây, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã được Tạp chí Forbes nhắc đến đầu tiên trong danh sách những nhà từ thiện hào phóng nhất khu vực châu Á. Danh sách này của tạp chí Forbes vinh danh 15 nhân vật tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đưa vào danh sách “Anh hùng thiện nguyện” năm 2020. Đó là những người có đóng góp lớn cho các hoạt động từ thiện trong những năm qua, đơn cử như hoạt động hỗ trợ COVID-19, phát triển nghệ thuật, giáo dục.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều