Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Khác
    HomeNghiên CứuThần thức khi lìa khỏi thể xác đi về chỗ nào?

    Thần thức khi lìa khỏi thể xác đi về chỗ nào?

    Vì thế trước và sau khi lâm chung, người thân chúng ta phải làm các phương pháp cứu độ, trong lúc người bệnh ở những giây phút yếu ớt, hơi thở đứt quãng, chúng ta không được di động, không được khóc lóc, kêu than.

    Ảnh minh họa

    Ảnh minh họa

    Không gian vô cùng gọi là “Vũ”, Thời gian vô tận gọi là “Trụ”. Trong khoảng thời gian và không gian vô lượng vô biên vô cùng vô tận của “Vũ Trụ” như vậy, thì tất cả các Linh Hồn họ đều cảm nhận được, tiếp xúc được các cảnh giới cũng nhiều vô lượng vô biên, vô cùng vô tận. Nói chung, có thể phân làm mười loại cảnh giới, bậc thánh có bốn, bậc phàm phu có sáu. Mười loại cảnh giới này do tâm thức của chúng ta tạo thành, như người mê kẻ ngộ, người ô nhiễm kẻ thanh tịnh không đồng đều, nên có người là Thánh Nhân, có kẻ là Phàm Phu, có người thì giải thoát, có kẻ thì bị nghiệp báo trói buộc. Bởi nghiệp lực Thiện Ác của chúng ta không giống nhau mà hình thành ra sáu cõi phàm, hay sáu nẻo luân hồi xoay chuyển vào ra không có kỳ hạn, do đó mà nói hết thảy “Pháp giới duy tâm tạo”. Chỗ này cũng đủ nói rằng làm bậc thánh nhân hay người phàm phu, hoặc hưởng thú vui giải thoát tự tại, hay chịu khổ đau bị nghiệp chướng ràng buộc cùng đều do tâm tạo tác, tâm làm chúa tể, bởi thế mới nói “Hết thảy đều do tâm tạo”.

    Thế mới biết Tâm của chúng ta quan trọng biết chừng nào! Nhưng ở cõi đời Mạt Pháp này, nếu mà chỉ nhờ vào tự lực của mình mà giải thoát chứng ngộ sinh vào cảnh thánh, thì hàng vạn người tu hành khó mà có được một người. Chúng sinh đời nay ngu si mê nhiễm, hư vọng đảo điên, nghiệp trọng phúc khinh, chướng thâm tuệ thiển, làm sao mà không phải chịu luân hồi luân chuyển sinh tử trong ba cõi ư? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì lòng thương xót lân mẫn hết thảy chúng sinh trong đời mạt pháp, nên Ngài đã đặc biệt chỉ bày ra muôn ngàn phương tiện, trong đó giới thiệu cho chúng ta một phương pháp rất đơn giản và ổn định, đó là “Pháp môn Niệm Phật”. Ngài nói ở cõi Tây Phương có đức Phật hiệu là A Di Đà, đức Phật đó có hoằng nguyện rộng sâu, bất luận là kẻ trí người ngu, người lành kẻ ác và hết thảy chúng sinh, chỉ cần hồi đầu hướng thiện, lòng tin chân thành, nguyện về thống thiết, thành khẩn chí thành xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật (Nam mô còn có âm là Na mô, còn có nghĩa là quy mệnh – đỉnh lễ), một lòng một ý cầu sinh sang Cực Lạc thế giới.

    Ảnh minh họa

    Ảnh minh họa

    - Advertisement -

    Sau khi mệnh chung, Đức Phật A Di Đà và các thánh chúng liền đến tiếp dẫn, chỉ cần trong một niệm, thời gian trong khoảnh khắc (sát na) liền được sinh sang cõi nước kia, trong đài hoa sen mà hóa sinh, sống lâu vô lượng, mãi mãi xa lìa không còn phải chịu quả khổ sinh tử lưu chuyển, hưởng mọi thú vui vi diệu thù thắng trang nghiêm. Vì thế trước và sau khi lâm chung, người thân chúng ta phải làm các phương pháp cứu độ, trong lúc người bệnh ở những giây phút yếu ớt, hơi thở đứt quãng, chúng ta không được di động, không được khóc lóc, kêu than. Mọi người trong nhà, bạn bè quyến thuộc nên đứng trang nghiêm không được nói chuyện thì thầm ở trong phòng bệnh, giữ cho tâm hồn của người bệnh được thanh tịnh bình tĩnh tự tại. Đồng thời tất cả mọi người đồng thanh xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, chỉ đường tiếp dẫn Linh Hồn người bệnh, nghe danh hiệu Phật sinh tâm vui vẻ hoan hỷ, tâm của người bệnh liền tùy theo tiếng niệm Phật của chúng ta niệm mà niệm theo. Lúc đó tâm liền khai thông, cảnh thánh mở bày ngay trước mắt, mà tự cảm thấy an toàn, một lòng mong cầu sinh về Cực Lạc Thế Giới.

    Trích sách “Việc lớn nhất của đời người”

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều