Thứ Bảy, Tháng Mười 12, 2024
Khác
    HomePhật Tử Ngày NayTâm lý sợ tội của người Phật tử

    Tâm lý sợ tội của người Phật tử

    Cảm giác mà nhiều người còn hoang mang, lo lắng khi trở thành Phật tử để tu học đó là sợ tội. Đa phần tội phước chúng ta tự suy diễn ra theo quan điểm cá nhân hoặc do lời nói của ai đó áp đặt mà không có căn cứ rõ ràng.

    Vì sao Phật tử sợ tội phước?

    Do bởi chúng ta không xác định rõ việc nào là tội, việc nào không tội nên người tu học bị áp lực rất lớn. Và khi bị dính mắt vào tâm lý này, người tu học sẽ cảm thấy ràng buộc, gò bó trong một điều gì mơ hồ, không căn cứ nhưng không dám làm khác, khiến bị tu theo máy móc, sống lập khuôn và tạo cho cuộc sống thiếu đi sự linh động.

    Nhưng chúng ta phải nhớ rằng: Tu học theo Phật giáo mà tạo nên sự hạn chế đủ điều thì làm sao chúng ta tu tốt được, làm sao giúp chúng ta phát triển được? Vì thế, hiểu không rõ về tội phước vô tình chúng ta làm khó chính mình và làm đạo Phật trở nên cục bộ, giáo điều, tiêu cực đi.

    Do tác động của một ai đó hoặc tự chính mình diễn dịch vấn đề tội lỗi rồi tự bản thân trói buộc mình trong cuộc sống, trong khi việc làm của mình là thánh thiện, là tốt đẹp.

    - Advertisement -

    Chẳng hạn như việc ăn chay: Người ta ngần ngại không dám ăn chay vì còn nấu đồ ăn mặn cho chồng con, hoặc ăn chay phải phân chia rõ ràng chén, đũa, nồi xoong với người ăn mặn…vì sợ tội. Việc nếm đồ mặn sau đó ăn chay còn tốt hơn rất nhiều so với việc nếm đồ mặn rồi ăn đồ mặn luôn. Và vấn đề phân chia rõ dụng cụ ăn uống chay mặn riêng biệt chủ yếu là để tránh mùi tanh của đồ ăn mặn, chứ đó không phải vì tội nên phải như thế.

    Do đó, nếu không có cách nhìn khách quan, nhận định đúng đắn chúng ta rất dễ tự suy diễn ra tội lỗi mà không có căn cứ rõ ràng, theo cảm tính để rồi trối buộc mình vào những nguyên tắc tu tập khắc khe, khiến người khác e dè, sợ hãi hơn khi tìm đến đạo Phật.

    Do duyên lành tốt thì họ phát huy được cái thiện, duyên kém yếu thì biểu hiện ra nghiệp chướng và phát huy cái xấu. Ảnh minh họa.

    Do duyên lành tốt thì họ phát huy được cái thiện, duyên kém yếu thì biểu hiện ra nghiệp chướng và phát huy cái xấu. Ảnh minh họa.

    Chúng ta luôn gán ghép rằng người tu theo đạo Phật là phải trong sạch, lương thiện, cao quý,…do đó chúng ta đẩy người Phật tử vào những tình huống khó xử. Chẳng hạn như khi quy y thọ giới, nhất là giới sát sinh. Một người chưa quy y thì giết con vật cho là bình thường, còn người đã quy y giết con vật dù nhỏ thôi lại bị cái nhìn thiếu thiện cảm và đánh giá phiến diện của người khác: Quy y mà sát sanh, tu mà sát sanh. Đó là rào cản lớn cho những ai muốn tiếp cận đạo Phật vì sợ tội.

    Chân lý là bất di bất dịch. Luật nhân quả luôn công bằng, có vay có trả. Đức Phật nhận thấy được điều đó nên đã chế giới luật để người Phật tử nhận diện và thấy được những điều cần tránh. Nên dù Đức Phật không tạo ra tội phước, dù Ngài có ra đời hay không ra đời chân lý này vẫn tồn tại.

    Và người quy y hay không quy y, sát sanh phải chịu tội như nhau cả. Có hay chăng, những người có quy y, có tu học họ sẽ biết được những điều tội lỗi, biết kiềm chế hoặc dừng lại hành động của mình hơn nhũng người không biết tu học, họ sẽ không biết hành động của mình là sai trái, là tạo tội. Luật nhân quả vốn vận hành theo quy luật của nó, không bị tác động bởi lời nhận định, đánh giá hay cho rằng….của một ai đó cả.

    Do người Phật tử tự tìm cách tu học từ những nguồn không đúng chánh pháp nên cũng từ đó suy diễn ra tội phước để bó buộc mình. Hoặc theo đạo mà không tu học cũng dễ bị tác động từ cái nhìn phiến diện nào đó mà người đời gắn ghép cho mình bằng cái việc tu học phải thế này thế kia, rồi vô tình tự mình trói buộc mình trong những khuôn khổ, giáo điều vô lý chỉ vì tâm lý sợ tội.

    Chúng ta nghĩ đến chùa thì cái gì cũng tội, còn người không đến chùa thì làm gì cũng không tội, sống thảnh thơi quá! Cách nghĩ này quan niệm rằng: Không đi khám bệnh vì khám bệnh mắc công sinh ra bệnh, thà không đi khám thì không có bệnh! Họ không đến chùa là do không có duyên lành để tiếp cận giáo Pháp, để sống nuông chiều theo bản năng của mình, cho đó là tự do, tự tại. Nên thường đa số những người rơi vào đau khổ trong cuộc sống đến mức đường mới nhận ra cái sai của mình mà tìm đến Phật pháp.

    Những người biết tu mới biết sợ tội. Ảnh minh họa.

    Những người biết tu mới biết sợ tội. Ảnh minh họa.

    Không có ai hoàn hảo trên cuộc đời này

    Trong cuộc đời tương đối này, để sống không có lỗi, không vi phạm, không tổn hại bất kỳ là điều không có. Những người hoàn hảo đó không tồn tại được trong thế giới này.

    Bởi lẽ do duyên lành tốt thì họ phát huy được cái thiện, duyên kém yếu thì biểu hiện ra nghiệp chướng và phát huy cái xấu.

    Trong xã hội cũng vậy, những người có đạo đức, lương thiện không phải thuần thiện chỉ là họ có đủ điều kiện để phát huy cái thiện nổi lên, kiềm chế được cái ác, che đậy được cái ác.

    Người biểu hiện thiện không hẳn là người thuần thiện, người biểu hiện ác cũng không hẳn là thuần ác. Nếu thật ác thì không bao giờ hoàn lương, người thật thiện không bao giờ lỗi lầm.

    Cho nên ông bà ta có câu: Bần cùng sinh đạo tặc, để nói lên sự tương đối của cuộc sống. Bởi nếu khi chúng ta rơi vào hoản cảnh túng thiếu, không ai còn nghĩ đến tội phước mà chỉ hành động theo bản năng, bất chấp mọi hành động để tồn tại. Ngược lại, kẻ ăn cắp cũng có thể hoàn lương được! Cho nên tính thiện ác là tương đối: Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười.

    Vì thế, chúng ta không nên cho rằng người tu hành phải là những người thuần thiện rồi gạt bỏ những người đã lầm đường lạc lối, gây tạo ác nghiệp trong quá khứ đến với cửa Phật. Nếu quan điểm cho rằng cửa chùa là nơi chỉ dung chứa những con người thiện lành thì chùa chiền không có giá trị trên cuộc đời này.

    Khi tiếp cận đạo Phật chúng ta phải sáng suốt trong mọi nhận định của mình về tội phước. Ảnh minh họa.

    Khi tiếp cận đạo Phật chúng ta phải sáng suốt trong mọi nhận định của mình về tội phước. Ảnh minh họa.

    Vì người lương thiện dù họ không đến chùa vẫn là người lương thiện. Chùa ra đời chủ yếu cho chúng sanh nhiều lỗi lầm, cho kẻ xấu hồi đầu quy hướng, làm lại cuộc đời.

    Cho nên, chúng ta đừng kỳ thị những người “xấu” tìm đến đạo mà phải nên khuyến khích, tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm về Phật pháp. Việc kỳ thị, phân biệt này tưởng đâu là tốt cho đạo nhưng đó là một sai lầm lớn khi chúng ta ngăn cản đi một chúng sanh biết hướng đến con đường thiện lành.

    Sống học tu theo theo Phật không phải để chứng tỏ mình, mà phải biết sống bao dung, sống rộng lượng trước những sai trái của người khác. Cũng như Đức Phật, Ngài đã trải qua những kiếp sống làm người xấu, kẻ ác ở tiền kiếp để rồi khi biết hướng thiện, Ngài vẫn trở thành một bậc giác ngộ muôn người tôn kính, là hình ảnh của hoa sen mọc trong buồn.

    Những ai có tâm lý sợ tội?

    Thực tế cho thấy những người biết tu mới biết sợ tội. Nhưng có những người sợ tội dựa trên chân lý. Đó là những người tu giác ngộ, tu hành đúng đắn nên họ sợ tội nhưng không hoang mang. Bên cạnh đó còn có những người sợ tội là do:

    1. Người không có hướng tu đúng đắn, nghe lời đồn rồi sinh ra tâm lý sợ hãi, bất an, hay diễn dịch ra tội lỗi.

    2. Rơi vào thất bại, khổ đau, bệnh tật thì nghĩ lại họ tự kết tội mình. Nên khi khổ rồi càng khổ hơn, hoang mang hơn.

    3. Những người yếu đuối, không xác định được các vấn đề trong xã hội nên cứ sợ cái này cái kia

    4. Những tín đồ các tôn giáo, kể cả Phật giáo, học và tu chưa tới nên đặt ra những vấn đề lệch lạc.

    Người Phật tử tự tìm cách tu học từ những nguồn không đúng chánh pháp nên cũng từ đó suy diễn ra tội phước để bó buộc mình. Ảnh minh họa.

    Người Phật tử tự tìm cách tu học từ những nguồn không đúng chánh pháp nên cũng từ đó suy diễn ra tội phước để bó buộc mình. Ảnh minh họa.

    Cho nên người tu học nhận thức rõ thì không để bị động bởi những người không có quan điểm tu học không đúng đắn. Và chúng ta không để mình là nạn nhân của những người tu học mê tín để ép uổng chúng ta. Phải nhận ra chân lý mới tu đúng, mới hạnh phúc và an lạc hơn khi tu hành.

    Tóm lại, khi tiếp cận đạo Phật chúng ta phải sáng suốt trong mọi nhận định của mình về tội phước. Và luôn ghi nhớ lời dạy: Chư ác mạt tác, chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo ( Nên làm việc thiện tránh đi việc ác. Tự làm tâm trong sạch, đó là lời Phật dạy).

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều