Thứ Ba, Tháng Một 14, 2025
Khác
    HomeTin TứcLễ kỷ niệm và Hội thảo Khoa học kỷ niệm 30 năm...

    Lễ kỷ niệm và Hội thảo Khoa học kỷ niệm 30 năm thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học (1990 – 2020)

    Ngày 27/11/2020, tại Giảng đường tầng 1 chùa Quán Sứ (số 73 phố Quán Sứ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập – Hội thảo khoa học với chủ đề “30 năm Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học: Thành tựu và Định hướng”.

    Chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN; HT.Thích Gia Quang – Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban TTTT TƯ GHPGVN, Viện trưởng Phân viện NCPH Việt Nam tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Trưởng Ban tổ chức lễ kỷ niệm; HT.Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN; TT.Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch, Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Đạt – Ủy viên thư ký Ban Thường trực HĐTS GHPGVN; TT.Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thư ký Ban Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN; TT.Thích Thanh Tuấn – Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Văn phòng TƯ GHPGVN; TT.Thích Tâm Đức – Phó viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; TT.Thích Nhật Từ – Phó viện trưởng Thường trực HVPGVN tại TP.HCM cùng quý chư Tôn đức Tăng Ni.

    Về phía khách mời có ông Nguyễn Thế Kỷ – Ủy viên TƯ Đảng, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam; ông Ngô Sách Thực – Phó chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQVN; ông Bùi Tuấn Quang – Phó Ban Dân vận TƯ; ông Vũ Chiến Thắng – Thứ trưởng Bộ nội vụ; bà Trần Thị Minh Nga – Phó trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Lương Đức Quý – Phó chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo TƯ; bà Đinh Thị Xuân Trang – Phó vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Dân vận TƯ; ông Nguyễn Tiến Trọng – Phó cục trưởng Cục an ninh nội địa Bộ công an; ông Nguyễn Phúc Nguyên – Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ.

    - Advertisement -

    Về phía các học giả, các nhà nghiên cứu có PGS.TS Nguyễn Hồng Dương – Trưởng tiểu ban Hội thảo khoa học 30 năm Phân viện và Tạp chí Nghiên cứu Phật học; TT.TS. Thích Đồng Bổn; GS.TS Đỗ Quang Hưng; GS.TS Nguyễn Hùng Hậu; PGS.TS Nguyễn Đức Diện cùng đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu, các thiện tri thức, nhân dân Phật tử đã về tham dự buổi lễ.

    Phát biểu khai mạc buổi lễ, HT.Thích Gia Quang chia sẻ: Năm 1989, Giáo hội thành lập Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Thiền viện Vạn Hạnh – tp HCM. Sau một năm hoạt động của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, GHPGVN nhận thấy cần phải thành lập một “Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam” đặt tại Hà Nội để vừa đảm bảo công tác nghiên cứu Phật học được thuận lợi, phục vụ nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu Phật học của Tăng Ni, Phật tử…vừa đảm bảo ý nghĩa của chính sách tự do tôn giáo trong thời mở cửa của Nhà nước.

    HT.Thích Gia Quang, phát biểu khai mạc

    Ngày 17/09/1990, UBND TP.Hà Nội có quyết định số 4204/QĐ-UB cho phép Giáo hội thành lập “Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam” đặt tại số 73 phố Quán Sứ (q.Hoàn Kiếm – Hà Nội). Việc thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho việc nghiên cứu Phật học mà còn chung cho việc nghiên cứu các giá trị văn hóa dân tộc.

    Đồng thời với việc thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, GHPGVN quyết định xuất bản Nội san Nghiên cứu Phật học để đăng tải các công trình nghiên cứu Phật học và là diễn đàn của Tăng Ni, Phật tử trong công tác học thuật và nghiên cứu Phật học.

    Nội san Tạp chí Nghiên cứu Phật học được ra mắt vào ngày 30/11/1990.

    Đến năm 1996, Nội san chuyển thành Tạp chí Nghiên cứu Phật học có giấy phép xuất bản do Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch (nay là Bộ thông tin và truyền thông) cấp phép. Tạp chí hiện tại phát hành 2 tháng/số, 6 số/năm, in giấy couche, 4 màu, kích thước 20×28 cm, số trang từ 68 – 76 trang tùy theo từng số.

    Chương trình nhằm ôn lại quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học trong 30 năm qua đã góp phần xây dựng và phát triển GHPGVN trong lòng dân tộc; đồng thời vinh danh thành tích mà Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã đạt được, cũng như họp mặt tri ân công đức chư Tôn đức, các nhà nghiên cứu, học giả, CTV Phân viện, Tạp chí qua các thời kỳ.

    Sau khi HT.Thích Thanh Nhiễu đọc thư chúc mừng của Đức Đệ Tam Pháp Chủ GHPGVN, Ban tổ chức đã đón nhận những lẵng hoa tươi thắm của chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội và quý vị lãnh đạo đại diện các cơ quan Nhà nước gửi tới chúc mừng buổi lễ.

    HT.Thích Thanh Nhiễu đọc thư chúc mừng của Đức Đệ Tam Pháp Chủ GHPGVN

    Sau đó, bà Trần Thị Minh Nga – Phó trưởng ban Ban tôn giáo Chính phủ đã phát biểu ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của Phân viện và Tạp chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bà mong rằng tại lễ kỷ niệm và hội thảo này, các nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà thiện tri thức sẽ chia sẻ và có những ý kiến hữu ích giúp cho công tác nghiên cứu về Phật học Việt Nam; về xây dựng, phát triển Tạp chí nghiên cứu Phật học, đặc biệt trong thời kỳ có sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, nhất là internet, mạng 3G, 4G….; thông qua đó phát huy vai trò, vị trí của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Tạp chí Nghiên cứu Phật học đối với đạo pháp và dân tộc.

    Bà Trần Thị Minh Nga, phát biểu ghi nhận và đánh giá tại Hội thảo

    Nhân dịp này, ông Cát Ngọc Trình – Vụ trưởng Vụ tổ chức Ban tôn giáo Chính phủ đã công bố các quyết định tặng thưởng của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ, Ban tôn giáo Chính phủ đối với tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đã có thành tích trong công tác tuyên truyền về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

    Ông Cát Ngọc Trình, công bố các quyết định tặng thưởng

    Tiếp đến, TT.Thích Thanh Tuấn – Phó chánh Văn phòng GHPGVN cũng công bố quyết định và tặng Bằng tuyên dương công đức của GHPGVN.

    TT.Thích Thanh Tuấn, công bố quyết định và tặng Bằng tuyên dương công đức của GHPGVN

    Đạo từ tại buổi lễ, HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN ôn lại lịch sử quá trình 30 năm thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Tạp chí nghiên cứu Phật học. Hòa thượng chia sẻ, trong gần 2 nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Gia Quang – Phân viện Trưởng kiêm Tổng biên tập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã ngày càng phát triển, định hình được nền văn hóa dân tộc từ thời Đinh- Lê- Lý và nhất là thời Trần. Tư tưởng của Phật giáo đời Trần được khẳng định qua sự nghiên cứu và triển khai qua các kỳ hội thảo trong nước cũng như ngoài nước với các nhà nghiên cứu và các trung tâm, các viện nghiên cứu tôn giáo cũng như viện hàn lâm khoa học xã hội, đã đạt được những thành tựu tốt đẹp. HT. Thích Gia Quang đã tổ chức được nhiều hội thảo, tọa đàm và có nhiều ấn bản về kinh điển, giáo lý, triết lý, văn hóa, tư tưởng Phật giáo, phổ biến trong nước và lan rộng ra nước ngoài.

    HT. Thích Thiện Nhơn, ban lời đạo từ

    Hòa thượng Chủ tịch cho biết, Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã có sự cải tiến về nội dung, số vị cộng tác càng ngày càng nhiều, với trình độ Tiến sĩ thâm sâu. Đến nay, tạp chí đã phát hành 165 số, với gần 1 triệu bản; sự phát triển của Tạp chí Phật học trong ngôi nhà chung của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam là một tổ chức lớn của GHPGVN đã được định hình và phát triển trong suốt thời gian qua. Nhân đây, Hòa thượng cũng đề nghị TT. Thích Tiến Đạt – Phó Tổng biên tập chuyên về Luật tạng tiếp tục phiên dịch 30 quyển luật Tạng còn lại và tiếp tục ấn hành để hoàn thành bộ luật của Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; chư tôn đức trong ban biên tập Bộ Tam Tạng thánh điển của Phật giáo Việt Nam hãy cùng hợp tác tiếp tục ấn hành. Đây là những công trình chung của GHPGVN mà GH thiết tha mong mỏi chư tôn đức có trách nhiệm đôn đốc thực hiện.

    Bày tỏ niềm tin tưởng dưới sự lãnh đạo của HT. Thích Gia Quang, Phân viện nghiên cứu Phật học sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh trong nhiều năm tới, Hòa thượng nhấn mạnh, Tạp chí nghiên cứu Phật học đã làm được những vấn đề quan trọng: Xây dựng được nền tảng tín ngưỡng tự do; giải quyết được vấn đề nhân quyền; Phản đối và xây dựng được vấn đề để thế giới thấy rằng Việt Nam là một đất nước tự do, vấn đề nhân quyền không thể xuyên tạc được. Cuối lời, Hòa thượng tán thán sự đóng góp của chư Tôn đức, các cộng tác viên, Phật tử đối với sự phát triển của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Tạp chí nghiên cứu Phật học.

    Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

    Ekip THTT PSO

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều