Thứ Ba, Tháng Mười Hai 31, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoGóc suy ngẫmHạnh phúc hay khổ đau là do ai?

    Hạnh phúc hay khổ đau là do ai?

    Đã làm người trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trực diện với các hoàn cảnh ấy dù ít hay nhiều trong dòng đời nghiệt ngã này, hạnh phúc hay khổ đau là do chính bản thân chúng ta quyết định.

    Đức Phật dạy: phải có khổ đau, mới hiểu được giá trị của hạnh phúc.

    Đức Phật dạy: phải có khổ đau, mới hiểu được giá trị của hạnh phúc.

    Hầu hết chúng ta đều đang đóng vai trên sân khấu cuộc đời, người đóng vai cha mẹ, người đóng vai chồng vợ, người đóng vai lãnh đạo, người đóng vai trẻ thơ. Có thể chúng ta là nhà biên kịch, là đạo diễn và kiêm luôn diễn viên. Trong tình yêu cũng có vai diễn, có buồn thương giận ghét, sầu bi khổ ải. Người xuất gia đi ngược lại dòng đời có nghĩa là không xây dựng đời sống vợ chồng mà xây dựng đời sống tâm linh nên hạnh phúc của họ rất đỗi bình thường, sống đơn giản, đạm bạc.

    Người tu thấy thân tâm này không thật có, tất cả đều đang diễn tuồng trên sân khấu, khi hết diễn thì sống trở về cội nguồn ban đầu. Tình yêu không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió để đón nhận hạnh phúc tràn đầy. Có những chuyên gia chuyên tư vấn cho người khác cách ứng xử mềm dẻo trong tình yêu, nhưng bản thân họ cũng khổ sở vì đời sống hôn nhân gia đình. Hạnh phúc hay khổ đau trong tình yêu là do cách đầu tư của hai người, cả hai phải có cùng chí hướng, có sự cảm thông và đồng hướng về con đường đạo đức tâm linh. Tình yêu không có sự hòa hợp nhuần nhuyễn của khối óc và con tim sẽ trở thành vị kỷ và dẫn đến khổ đau.

    Do có ý niệm về sự sống sau khi chết nên chúng ta muốn thí nghiệm để chứng minh sự chết như thế nào. Chết là sự tan rã của thân này và chúng ta sẽ được tái sinh theo nghiệp tốt xấu đã gieo trong hiện tại. Thật ra, cõi âm không phải là cõi chết, vì nó không có hình tướng nên chúng ta không đủ khả năng để nhìn thấy, nhưng các nhà ngoại cảm có thể thấy được và nối kết được với họ. Thực ra không có năng lực tiềm ẩn nào mà tất cả đều đang phô bày đầy đủ trong bầu vũ trụ bao la này, do nó siêu vi tế nên chúng ta không đủ tuệ giác để tiếp xúc mà thôi. Tâm sinh ra tướng và tướng biểu hiện từ tâm mà được sinh ra. Tâm địa ngục sẽ sinh ra địa ngục vì tâm tướng dung thông nhau. Tâm ngu si, mê muội sẽ sinh làm súc sinh. Tâm thèm khát, ích kỷ sẽ sinh loài quỷ đói. Tâm giữ gìn giới hạnh, sống đạo đức sẽ sinh làm người và tâm giữ giới trọn vẹn và hướng về điều lành thì sinh cõi trời. Nếu ta có tâm giết hại và xúi bảo kẻ khác giết hại thì địa ngục hiện tiền. Những người bình yên, hạnh phúc và an nhiên, tự tại, không dính mắc, tham đắm trong buồn thương, giận ghét thì cõi Phật hiện tiền. Các cõi lành hay dữ đều từ tâm thức sinh ra nên nếu có tâm luyến ái, chấp thủ thì sẽ có cảnh giới tương xứng.

    - Advertisement -
    Khổ đau vốn không phải là điều đáng sợ, điều quan trọng là cách nhìn của chúng ta đối với nó mà thôi.

    Khổ đau vốn không phải là điều đáng sợ, điều quan trọng là cách nhìn của chúng ta đối với nó mà thôi.

    Thân này có mặt được phô bày dưới dạng sinh, còn gọi là nhân duyên sinh. Nói đứa trẻ được sinh ra là sự kết hợp của tinh cha, huyết mẹ cũng chưa đủ. Bản thân cha mẹ đã có tâm mong muốn được có một đứa trẻ, tâm thức của đứa trẻ có tâm muốn được tái sinh nên mới gặp ba mẹ hợp với nghiệp báo của mình. Do muốn hiện hữu và khao khát sống nên cảnh giới liền ứng hiện theo thói quen, tập nghiệp đã huân tập từ trước. Các loài chim sẻ, chim bồ câu… khao khát luyến ái, dục vọng thấp hèn nên sinh làm chim. Con cò khao khát cánh đồng rộng bao la và chúng sinh khao khát cầu an lạc, giải thoát. Chúng ta khao khát cái gì sẽ khiến cho ta sinh về chỗ đó, chúng ta khao khát trong sự tham lam, ích kỷ thì sẽ có cảnh giới tương xứng; như loài heo chẳng hạn, chúng được sinh ra chỉ có ăn rồi ngủ. Hữu trong mười hai nhân duyên là nhu cầu tất yếu của tất cả chúng sinh. Chúng ta chấm dứt mong muốn và tham muốn thì chẳng có gì sinh ra để thỏa mãn những nhu cầu đó.

    Hằng ngày, chúng ta thực tập Thiền trong đời sống hôn nhân gia đình, nhờ vậy trong tình yêu ta có được chất liệu của bình an và hạnh phúc. Thở vào ta biết ta đang thở vào, buồng phổi của ta sẽ tiếp nhận dưỡng khí tốt của trời đất và ta ý thức gìn giữ, bảo vệ người yêu thương. Thở ra ta biết ta đang trân quý sự có mặt của người yêu thương và cuộc sống này. Bài Thiền tập luôn nhắc nhở chúng ta biết thương yêu bình đẳng tất cả chúng sinh. Sự nghiệp có thể thành công là nhờ có chất liệu của tình yêu, nó như chất xúc tác mạnh mẽ hỗ trợ cho sự nghiệp.

    Những người bình yên, hạnh phúc và an nhiên, tự tại, không dính mắc, tham đắm trong buồn thương, giận ghét thì cõi Phật hiện tiền.

    Những người bình yên, hạnh phúc và an nhiên, tự tại, không dính mắc, tham đắm trong buồn thương, giận ghét thì cõi Phật hiện tiền.

    Trong tình yêu có an lạc, hạnh phúc sẽ hỗ trợ cho sự nghiệp được thành công rất lớn. Tình yêu có thể làm thay đổi con người, tình yêu giúp con người sống tốt và biết thương yêu nhau hơn nhưng cũng có thể làm con người điêu đứng, khổ đau mà đánh mất niềm tin. Khi ta lo lắng, nghi ngờ sẽ làm tinh thần mệt mỏi. Ta hay chán nản, thất vọng sẽ càng làm cho tình yêu thêm rối rắm, cay đắng. Tình yêu khiến đá cứng cũng thành mềm, tuy khó khăn mà vẫn bên nhau ta mới cảm nhận được tình thương yêu chân thật qua sự biết sẻ chia và nâng đỡ.

    Chết không phải là chấm hết

    Mà chỉ thay hình đổi dạng

    Ta cứ đi trong lẩn quẩn

    Mà không biết cách yêu thương.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều