Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024
Khác
    HomeNghiên CứuĐời sống chúng ta đang lặn ngụp nguy hiểm như thế nào?

    Đời sống chúng ta đang lặn ngụp nguy hiểm như thế nào?

    Nguồn của tâm trạng bất an có khi không thể xác định được, nó ẩn mình âm ỉ ngầm chảy trong dòng tâm thức nó vẫn luôn rình rập, ngủ ngầm nơi tâm nỗi lo sợ không xác định ấy sanh khởi….

    Những nguy hiểm khách quan của đời sống

    Nguy hiểm rõ ràng nhất hiện ra trước mắt ta là sự tạm bợ mong manh của cơ thể vật lý và của cải vật chất. Từ khi sinh ra đến nay chúng ta đã từng bị bệnh, tai nạn và bị thương. Thiên nhiên cũng quấy nhiễu đời sống chúng ta với những thiên tai như động đất và lũ lụt, xã hội nhiễu nhương với tội phạm, bóc lột, đàn áp và sự đe dọa của chiến tranh. Những sự kiện về chính trị, xã hội và kinh tế luôn có nguy cơ đứng trước sự khủng hoảng. Những cố gắng gọi là cách tân, cách mạng luôn kết thúc với một quy trình mòn cũ của sự trì trệ, bạo động và vỡ mộng. Ngay cả trong thời đại tương đối an bình ổn định cũng không hoàn toàn yên ổn. Những khó khăn bất ngờ cùng những tình huống không như ý cứ thế thay phiên nhau xảy ra không dứt.

    Chúng ta có thể may mắn tránh được nhiều điều bất hạnh lớn trong cuộc sống, có một điều chúng ta không thể tránh. Đó là chết.

    Chúng ta bắt buộc phải chết, đành buông xuôi tất cả những của cải giàu sang, kiến thức thông thạo, sinh lực tràn đầy mà đành bất lực trước sự thật không thể nào tránh khỏi: Chết. Cái chết đè nặng trĩu lên ta từ khi mình mới sinh ra. Từng sát-na, từng sát-na đưa chúng ta xích lại gần sự thật không thể trốn thoát này. Chúng ta cứ đi dọc cuộc đời, cảm thấy an ổn, thoải mái thì chẳng khác nào một người đi qua một hồ nước đóng băng, tin rằng mình an ổn trong khi đó băng đang rạn nứt ngay dưới chân mình

    - Advertisement -

    Những nguy hiểm treo lủng lẳng trước mắt chúng ta thậm chí còn nhiêu khê hơn cả những biểu hiện bên ngoài tạm bợ của chúng. Chúng ta không biết khi nào chúng sẽ xảy ra. Nếu chúng ta biết tai họa sắp giáng xuống đầu mình, ít ra chúng ta cũng có thể chuẩn bị tinh thần tránh né để không là nạn nhân chịu đựng. Thế nhưng chúng ta cũng không tránh né được những gì xảy ra trong tương lai. Vì không hiểu biết trước những gì có thể xảy ra, chúng ta mong mọi điều suôn sẻ, trong từng giây phút, cùng với một điềm linh cảm mơ hồ mà có thể trong một phút giây nào đó, trong một chớp nhoáng thôi, chúng ta ngay lập tức vỡ vụn ra từng mảnh. Sức khỏe của ta có thể bị bệnh tật đe dọa, công việc làm ăn thất bại, bạn bè phản bội, những người thân yêu mất đi chúng ta không thể nào biết trước. Làm sao chúng ta thể chắc chắn những điều như thế không xảy ra đối với chúng ta?

    Ngay cả cái chết chúng ta biết chắc chắn nó sẽ đến nhưng chính xác khi nào nó sẽ xảy ra vẫn còn là một điều không chắn chắn.

    Những nguy hiểm chủ quan của đời sống

    Những điều bất như ý chúng ta vừa sơ lược chỉ là những đặc điểm khách quan do thế giới bên ngoài tạo ra. Một mặt là những tai họa, khủng hoảng cùng những điều khó khăn, mặt khác tình trạng không chắn chắc hoàn hoàn che phủ chúng. Nguy hiểm về của phương diện chủ quan trong cuộc sống hiện tại nằm trong sự phản ứng thụ động của chúng ta với nguy cơ có tính hai mặt này.

    so hai bat an

    Yếu tố không chắc chắn thúc giục chúng ta tạo nên một trạng thái bất an luôn ngầm chảy ngay dưới vẻ bề ngoài tự tin của mình. Từ trong chiều sâu tâm thức, chúng ta cảm nhận được sự bất ổn trong niềm tin, cảm nhận được sự mỏng manh, và dễ bị tổn thương của mình trong sự thay đổi, tâm lý sợ hãi quấy nhiễu tâm thức nhiều lần làm cho chúng ta lo lắng vô cùng. Nguồn của tâm trạng bất an có khi không thể xác định được, nó ẩn mình âm ỉ ngầm chảy trong dòng tâm thức nó vẫn luôn rình rập, ngủ ngầm nơi tâm nỗi lo sợ không xác định ấy sanh khởi rồi bất chợt bị loại bỏ, không để lại một trạng thái thông thường nào nên ta không thể xác định được chúng. Rời bỏ chúng ta mà không có một khuôn mẫu thông thường nào để đối chiếu.

    Nỗi lo lắng này đủ để quấy nhiễu chúng ta. Vì vậy, chúng ta luôn đeo mang nỗi sợ hãi. Các pháp vận hành theo quy luật của chúng và không phụ thuộc gì vào ý muốn của chúng ta, mà không nhất thiết phải trùng nhau vậy. Thế gian vốn sẵn có bệnh tật, mất mát và chết chóc, nó sẽ xảy ra khi thời điểm chín muồi. Khi sự vận hành của các pháp mâu thuẫn với những gì mình mong muốn, chúng ta phải chịu đựng đau khổ và thất vọng. Với những mâu thuẫn nhỏ, chúng ta giận, buồn, thất vọng, hoặc bực mình. Nếu mâu thuẫn lớn hơn, chúng ta khổ não, sầu bi, hoặc ưu phiền.

    Trong bất cứ trường hợp nào có sự khác nhau căn bản giữa những gì mình mong muốn và các pháp bên ngoài, kết quả là chúng ta chịu khổ đau.

    Chỉ một mình khổ khởi lên vẫn chưa phải là vấn đề quan trọng. Nó còn mang theo một dấu hiệu có giá trị, ngầm chứa một trạng thái tâm lý tệ hại hơn bén rễ từ đấy. Cái tệ hại này nằm trong thái độ của chúng ta đối với thế gian. Chúng ta vượt khỏi những nhận thức thực tế hình thành trong tâm những mong muốn, những kế hoạch và những yêu cầu. Chúng ta muốn thực tại đáp ứng nhu cầu của mình, phục tùng mệnh lệnh của mình, thừa nhận những gì mình hoạch định, nhưng thực tại từ chối điều này. Một khi nó từ chối, do thực tại không thỏa mãn được mong muốn của mình, chúng ta đau khổ và thất vọng.

    Để tránh khổ đau, một trong hai cái phải thay đổi, hoặc là ý muốn của chúng ta, hoặc là thực tại thế giới. Vì chúng ta không thể nào làm thay đổi bản chất của thế giới để cho phù hợp với ý muốn của mình, cách duy nhất là thay đổi chính mình, bằng cách bỏ đi tham chấp và sân hận đối với thế giới. Chúng ta phải từ bỏ tham chấp, từ bỏ khát khao và chấp giữ, tập nhìn bao thế sự thăng trầm ở đời với tâm xả, vô chấp, an tịnh, không dao động vì vui buồn.

    Tâm định tĩnh, được cân bằng vượt ra ngoài đối đãi thế gian, là sự an ổn, an toàn nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần có sự hướng dẫn để đạt đến trạng thái an tịnh này. Sự hướng dẫn này không thể giúp chúng ta tránh được những nghịch cảnh khách quan bên ngoài. Nó chỉ đảm bảo cho chúng ta thoát khỏi những nguy hiểm trong các phản ứng thụ động – do lo lắng, buồn rầu, chán nản và ưu phiền gây nên. Đây là cách duy nhất có thể che chở mình và vì nó đem lại cho chúng ta sự hộ trì cần thiết nên những lời hướng dẫn ấy có thể coi là nơi nương tựa thật sự cho chúng ta.

    Đây là lý do thứ nhất để chúng ta quy y Tam Bảo – cần được hộ trì khỏi những phản ứng thụ động đối với những nguy hiểm ám ảnh chúng ta ngay trong kiếp sống hiện tại này.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều