Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Khác
    HomeTin TứcSự KiệnHội thảo khoa học về tác động của yếu tố tự nhiên...

    Hội thảo khoa học về tác động của yếu tố tự nhiên tới di sản văn hóa Phật giáo vùng HLCT sông Hồng

    Sáng nay 13/12, tại Hà Nội, Trung tâm NCBT và phát huy giá trị DSVH Phật giáo, Hội Trầm tích Việt Nam phối hợp với Trường Đại học KHTN – Khoa Địa chất tổ chức Hội thảo “Biến động đới bờ biển và dòng chảy các sông qua nhiều thế kỷ tác động đến DSVH Phật giáo vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng”.

    FG9A4968
    FG9A5004

    Được sự quan tâm của Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TW GHPGVN), quang lâm chứng minh tại Hội thảo có: HT. Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN TP.Hải Phòng, Trưởng Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN, Trưởng Ban Bảo trợ Học đường Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN); TT. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN; TT.TS Thích Thọ Lạc – Ủy viên HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa TƯ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình; TT. Thích Tâm Thuần – Phó Ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc Hà Nội.

    Quang cảnh buổi Hội thảo

    Quang cảnh buổi Hội thảo

    Tham dự tại Hội thảo khoa học còn có sự hiện diện của: GS. TS Đào Ngọc Đức – Nguyên Viện trưởng Viện vật lý Việt Nam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người; PGS.TS Nguyễn Tiền Giang – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; GS Lê Ngọc Trọng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng động Việt Nam; GS. TS Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; PGS.TS Vũ Đức Minh – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên; PGS. TS Nguyễn Lân Cường – Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam; PGS.TS. Đinh Xuân Thành – Trưởng Khoa Địa chất, Phó Chủ tịch Hội Trầm tích Việt Nam, GS.TS Lê Mạnh Thát – Nhà nghiên cứu Phật giáo….Bên cạnh đó Hội thảo còn có sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trầm tích, địa chất, địa mạo, thủy văn, các chuyên gia lịch sử, viễn thám trong nước.

    GS.TS Trần Nghi - Chủ tịch Hội Trầm tích Việt Nam trình bày tại Hội thảo

    GS.TS Trần Nghi – Chủ tịch Hội Trầm tích Việt Nam trình bày tại Hội thảo

    - Advertisement -

    Phát biểu khai mạc, GS.TS Trần Nghi – Chủ tịch Hội Trầm tích Việt Nam cho rằng: Những cửa biển cổ được ghi chép trong sử sách gắn liền với các di sản văn hóa Phật giáo vùng hạ lưu sông Hồng như cửa biển: Thần Phù, Đại Nha, Muộn Hải… Những cửa biển cổ này hiện nay nằm cách bờ biển hiện tại hàng chục km về phía đất liền. Những chứng cứ lịch sử cho thấy đã có sự dịch chuyển của bờ biển trong nhiều thế kỷ đã qua. Liệu điều này có phù hợp với những kết quả nghiên cứu của khoa học địa chất hay không? Để giải đáp câu hỏi này, lần đầu tiên ngành Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên kết hợp nghiên cứu góp phần xác định vị trí, niên đại các di sản văn hóa Phật giáo và nhiều vấn đề khác.

    Nhà nghiên cứu Lê Doãn Thăng trình bày tại Hội thảo

    Nhà nghiên cứu Lê Doãn Thăng trình bày tại Hội thảo

    Tại hội thảo, các tham luận xoay quanh các vấn đề chính như: Lịch sử biến động bờ biển và lòng sông khu vực hạ lưu châu thổ sông Hồng từ 1.000 năm đến nay; tác động của các yếu tố tự nhiên đến di sản văn hóa Phật giáo từ thế kỷ X đến nay; một số phương pháp địa chất ứng dụng trong nghiên cứu biến động bờ biển và dòng chảy sông trong giai đoạn Holocen giữa và muộn; tiến trình phát triển địa hình đới bờ biển rìa châu thổ sông Hồng trong thời kỳ gần đây…

    Phát biểu tại Hội thảo, Thạc sĩ Trần Ngọc Diễn, Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển cho rằng, việc sử dụng phương pháp tích hợp hệ thống thông tin địa lý (Gis) và viễn thám khôi phục lại một cách có hệ thống lịch sử tiến hóa của các đường bờ cổ trong giai đoạn Holocen giữa – muộn (giai đoạn khoảng 11.000 năm trở lại đây) cho khu vực nghiên cứu (vùng Tây Nam đồng bằng sông Hồng) chính xác và khách quan, góp phần quan trọng cho nghiên cứu các di sản Văn hóa Phật giáo trong khu vực…

    Sau khi lắng nghe những tham luận, những nghiên cứu…được trình bày trong Hội thảo, HT. Thích Quảng Tùng chia sẻ: “Các di sản văn hóa Phật giáo và sự di chuyển của các dòng sông có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo, vấn đề cần đặt ra là kết quả này cần được công bố, để từ đó có những biện pháp bảo vệ đường bờ biển, bảo vệ môi trường và gìn giữ những Di sản văn hóa Phật giáo nói riêng và Di sản văn hóa nói chung”.

    HT. Thích Quảng Tùng phát biểu tại Hội thảo

    HT. Thích Quảng Tùng phát biểu tại Hội thảo

    Đồng thời TT. Thích Đức Thiện cũng có ý kiến chia sẻ tại Hội thảo, Thượng tọa cảm thấy Hội thảo khoa học: “Biến động đới bờ biển và dòng chảy các sông qua nhiều thế kỷ tác động đến di sản văn hóa Phật giáo vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng” rất ý nghĩa, bổ ích qua những phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên được trình bày. Thượng tọa cho rằng việc nghiên cứu sự biến động đới bờ biển và dòng chảy các sông rất quan trọng để có những câu trả lời, giải đáp về tính xác thực của lịch sử.

    TT. Thích Đức Thiện chia sẻ ý kiến tại Hội thảo

    TT. Thích Đức Thiện chia sẻ ý kiến tại Hội thảo

    Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học, giảng viên, sinh viên thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học và nhiều cơ quan Trung ương đã thảo luận và góp ý cho hội thảo nhằm xác định vị trí, niên đại các di tích lịch sử – di sản văn hóa Phật giáo…

    Hội thảo cùng những nghiên cứu bước đầu cho thấy những tác động của tự nhiên và con người đã khiến cho nhiều khu vực bờ biển, cửa sông đã có sự dịch chuyển trong nhiều thế kỷ qua, qua đó cũng tác động đến di sản văn hóa Phật giáo của vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng.

    Có thể nói, Hội thảo “Biến động đới bờ biển và dòng chảy các sông qua nhiều thế kỷ tác động đến DSVH Phật giáo vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng” là một trong số ít những hội thảo có sự kết hợp giữa ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên trong nghiên cứu. Việc kết hợp giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, cụ thể là khoa học địa chất trầm tích chắc chắn sẽ giúp ích cho việc xác định vị trí – niên đại các Di tích lịch sử – Di sản văn hoá Phật giáo, đồng thời làm sáng tỏ được nhiều điều chưa biết về lịch sử.

    GS.TS Lê Mạnh Thát chia sẻ ý kiến tại Hội thảo

    GS.TS Lê Mạnh Thát chia sẻ ý kiến tại Hội thảo

    PGS. TS Nguyễn Lân Cường chia sẻ ý kiến tại Hội thảo

    PGS. TS Nguyễn Lân Cường chia sẻ ý kiến tại Hội thảo

    FG9A5127
    Thanh Tâm

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều