Trên đường phát triển nền Phật học VN, Hòa Thượng luôn chủ trương truyền bá tư tưởng Phật học của ba bộ phái Phật Giáo lớn: Thượng Tọa Bộ, Nhất Thiết Hữu Bộ và Đại Thừa, và thường nghĩ đến phần giáo lý Phật Giáo căn bản chung cho các bộ phái để thiết lập cơ sở thống nhất về mặt tư tưởng Phật học.
Bài đã đăng:
THIỆP MỜI ĐẠI LỄ VU LAN VÀ LỄ TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN TỬ VONG DO TNGT
Lượt xem :487142
Hưng Yên: Khóa tu “Hiểu Mình Thương Người” chùa Cổ Am
Lượt xem :704539
Đại Lễ Phật Đản Và Lễ Đúc Đại Hồng Chung
Lượt xem :1161266
Thiền Trong Kinh Văn Nguyên Thủy Của Phật Giáo
Lượt xem :10439
Ấn Độ: Chủ Tịch Đảng BSP Sẽ Cải Đạo Nếu Đảng BJP Không Thay Đổi
Lượt xem :10509
Sri Lanka: Ra Mắt Quỹ Phục Hưng Phật Giáo
Lượt xem :17286
Trung Quốc: Phục Hồi 12 Sảnh Đường Đức Phật Chùa Labrang
Lượt xem :17334
Bánh trung thu rau câu vị sầu riêng
Lượt xem :50111
Trung Quốc: Đánh Giá Hư Hại Tổ Hợp Hang Động Phật Giáo Maijishan
Lượt xem :63759
Sri Lanka: Hội Nghị Tôn Giáo Học Viện Phật Giáo Quốc Tế Sri Lanka Lần 5
Lượt xem :73143
Nam Phi: Trẻ Mồ Côi Học Phật Giáo, Tiếng Trung và Kung Fu
Lượt xem :72762
Scotland: Lễ Kathina Tại Chùa Dhammakaya
Lượt xem :78991
Ấn Độ: Có Thể Di Dời Kinh Sách Phật Giáo Tây Tạng Từ Dharamsala Đến Bengaluru
Lượt xem :78727
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Phẩm XIII
Lượt xem :27088
20 Bức Ảnh Khiến Bạn Nghĩ Lại Cách Sống Của Bản Thân
Lượt xem :409660
BTS GHPGVN TP.Sa Đéc chúc Tết chính quyền
Lượt xem :15223
Lượt xem :14918
Thăm Đại Bảo tháp An Viên, chùa Đống Cao, tỉnh Hưng yên
Lượt xem :14206
Lượt xem :19644
Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ
Lượt xem :32083
Sinh viên Phật giáo vận động bảo tồn thánh tích Borobudur
Lượt xem :16874
Những cách đơn giản nhất để trị ho hiệu quả tức thì
Lượt xem :17120
Khám phá thánh địa Mỹ Sơn đầy bí ẩn
Lượt xem :23666
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề “Không sát sanh” hay “tôn trọng sự sống” như là thái độ sống của một người Phật tử.
Đức Thế Tôn luôn luôn tôn trọng sự sống của kẻ khác, vì thế trong năm giới cấm của một người Phật tử hay mười giới cấm của Sa-Di giới “không được sát sanh” đã được Đức Thế Tôn đưa lên hàng đầu. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Ngài rất quan tâm đến sự sống của chúng sanh. Ngài dạy về năm nguyên nhân chất chứa nhiều phi công đức của sát sanh để tránh: “Này Jivaka, nếu người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai, giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: “Hãy đi và dắt con thú này đến”, đó là nguyên nhân thứ nhất, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy bị bắt đi, vì bị lôi kéo nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi nó nói như sau: “Hãy đi và giết con thú này”, đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, nếu người nào vì Như Lai hay đệ tử Như lai giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này” (Kinh Jivaka-Trung Bộ II).
Và Ngài đã chỉ rõ về lẽ sống công bằng là đừng làm tổn hại người khác những gì mình không muốn làm cho mình: Mọi người sợ hình phạt. Mọi người sợ tử vong. Lấy mình làm ví dụ” Không giết, không bảo giết”.Mọi người sợ hình phạt. Mọi người thương sống còn.
Lấy mình làm ví dụ. “Không giết, không bảo giết” (Pháp Cú 129-130).
Nếu sát sanh thì con người ngoài việc chịu khổ đau trong hiện tại, còn phải nhận lãnh quả báo khổ đau đời sau nữa: “Này các Tỳ Kheo, nếu sát sanh được thực hiện, được luyện tập, được làm cho sung mãn thì sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Nếu quả dị thục hết sức nhẹ của sát sanh là được làm thân người với tuổi thọ ngắn” (Kinh Tăng Chi III) và: “Này gia chủ, sát sanh, do duyên sát sanh tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ ưu”. (Kinh Tăng Chi III).
Sát sanh ở đây không phải chỉ là ý nghĩa dùng dao gươm giết hại các loài sinh vật mà còn có ý nghĩa gây tàn hại sự sống của côn trùng và cây cỏ. Ngài dạy các vị Tỳ Kheo rằng: “Và còn lại đồ ăn dư thừa này của Ta cần phải quăng bỏ. Nếu các ông muốn, hãy ăn. Nếu các ông không muốn ăn, sẽ quăng bỏ đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ nhận chìm trong nước không có các loài côn trùng”.(Kinh Thừa Tự Pháp-Trung Bộ).
Và như một người ngoại đạo, Brahmadatta, đã tán thán nếp sống của Như Lai. “Trong khi có một số Sa Môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống làm hại các hạt giống từ rễ cây sanh, hạt giống từ nhánh cây sanh, hạt giống từ đất sanh, hạt giống từ chiết cây sanh và thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh. Còn Sa Môn Gotama thì không làm hại hạt giống hay cây cối nào”. (Kinh Phạm Võng-Trường Bộ I).
Hai đoạn trích dẫn này cùng lúc giới thiệu ý nghĩa tôn trọng sự sống của cả loài thảo mộc, cây cối thiên nhiên và ý nghĩa bảo vệ môi sinh của đức Thế Tôn và các đệ tử của Ngài. Đây cũng là một vấn đề nóng bỏng của thời đại: Môi trường sinh thái toàn cầu đang bị ô nhiễm nặng bởi các phóng xạ, bức xạ, bởi nạn phá rừng, bởi các chất độc thải ra từ các nhà máy, bởi chiến tranh v…v… và các nước đang kêu gọi quần chúng bảo vệ môi trường sống.
Những lời đức Phật dạy cách đây 26 thế kỷ vẫn mãi mãi cần thiết cho thế giới. Nói cách khác, “Không sát sanh” hay “Tôn trọng sự sống” là những gì mà con người hiện tại cần thực hiện, nếu không muốn thấy thế giới đi đến hủy diệt vì nạn ô nhiễm môi sinh trầm trọng đang tiếp tục diễn ra.
Tỳ Kheo Thích Minh Châu
(1-1-2000)