Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Khác
    HomeVăn HóaVì Sao Trà Có Mối Quan Hệ Mật Thiết Với Phật Giáo?

    Vì Sao Trà Có Mối Quan Hệ Mật Thiết Với Phật Giáo?

     Sở dĩ trà có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời, như hình với bóng, cùng tồn tại với Phật giáo là do khởi nguồn lịch sử chung của chúng.


    Sept-18-B19-H01

    Phật giáo truyền vào Trung Quốc vào thời Hán (206 TCN – 220 SCN), đúng vào thời điểm cây trà được trồng rộng rãi ở Trung Quốc; Phật giáo phồn thịnh vào thời Đường (618 – 907) lại gần như đồng thời với thói quen uống trà trên khắp đất nước vào thời điểm đó. Do vậy, giữa hai loại hình hiện tượng văn hóa trà và Phật giáo có mối quan hệ nội tại.

    Tất nhiên, vấn đề này cũng có thể xem xét từ các yếu tố địa lý: cây trà sinh trưởng thích hợp nhất ở chốn núi cao mây phủ mà rất nhiều tự viện Phật giáo lại nằm trong chốn lâm tuyền. Về lịch sử trà, nói chung những người khơi mào trồng trà đầu tiên phần lớn đều là các tăng nhân tự viện. Hiện nay vẫn còn những loại trà nổi danh như trà Long Tỉnh ở Tây Hồ, chính là khi thi nhân Nam Bắc triều Tạ Linh Vận dịch kinh Phật mang theo đến từ núi Thiên Đài nơi phát tích của Phật giáo Thiên Thai tông; trà Vân Vụ – Lư sơn là do nhà sư nổi tiếng đời Tấn, Tuệ Viễn, trồng ở chùa Đông Lâm; trà Bích loa xuân núi Động Đình, Giang Tô, là do các tăng sư chùa Thủy Nguyệt núi Động Đình thời Bắc Tống trồng, được gọi là “Thủy Nguyệt trà”.

    Trà Mao Phong do am Tùng Cốc – Hoàng Sơn, am Điếu Kiều chùa Vân Cốc; trà Đại Hồng Bào chùa Thiên Tâm Quan núi Vũ Di; trà Tùng La am Tùng La ở Huy Châu; trà Cảm Thông của Vân Nam; Phật Trà núi Phật Tổ, Chiết Giang; trà La Hán Cung núi Thiên Đài; trà Mao Phong núi Nhạn Đãng… đều là những danh trà được sinh ra từ các ngôi chùa.

    - Advertisement -

    Vì vậy, “trà thiền nhất vị” chính là một dạng văn hóa truyền thống của Trung Quốc.

    Dân Nguyễn (Dịch từ ZGFJ)

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều