Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Khác
    HomeVăn HóaNghi lễVì Sao Nhà Sư Gõ Mõ?

    Vì Sao Nhà Sư Gõ Mõ?

    Mõ là một loại pháp khí của Phật giáo. Mõ có hai loại. Loại hay thấy nhất có hình tròn, kích cỡ khác nhau, loại lớn dùng trong Phật điện, loại nhỏ dùng trong bàn Phật. Loại sau thường dùng loại gỗ cứng để làm, bên trong rỗng, khi tụng kinh, các nhà sư sẽ dùng chùy gỗ để đánh mõ, tạo ra một thứ âm thanh trong trẻo. Công dụng của nó chính là để kiểm soát tiết tấu tụng kinh và điều chỉnh âm tiết.

    Dec-18-B15-H01

    (Ảnh minh họa)

    Loại mõ còn lại treo gần trai đường trong chùa, hình trụ dẹt, trong rỗng, còn gọi là “bang” (梆; nghĩa là “cộc” hoặc “bang” – từ tượng thanh khi gõ mõ), khi gõ vào thì âm thanh rất vang, là loại tín hiệu để thông báo cho tăng chúng dùng bữa. Loại mõ lớn này chủ yếu treo trên xà gỗ dọc hành lanh, hướng treo mõ rất được chú trọng. Theo chuẩn tắc Phật môn, các chùa bình thường chỉ được treo mõ đối diện với hướng của chùa, chỉ có chùa thập phương mới được treo mõ hướng ra ngoài.

    Gõ mõ ngoài tác dụng như trên đã nói còn có một tầng nghĩa sâu sắc hơn, đó là “tự cảnh” (tự nhắc nhở). Vì “Con cá ngày đêm không nhắm mắt, cũng giống nhà tu hành ngày đêm quên ngủ, như vậy là đạo”. Ở đây nói rất rõ ràng, kiểu “cảnh chúng” và “tự cảnh” (không ngủ) trong tu hành của tín đồ Phật giáo chính là nội hàm tôn giáo của việc vì sao chúng ta cần gõ mõ.

    - Advertisement -

     

    Dân Nguyễn (Dịch từ ZGFJ)

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều