Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Khác
    HomeVăn Học Phật GiáoTruyện Phật giáoVẽ rắn thêm chân, câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn

    Vẽ rắn thêm chân, câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn

    Thời cổ xưa, tại nước Sở có một gia đình nọ, sau khi lễ tổ tiên xong họ thường đem rượu thờ ra thưởng cho những người giúp việc lễ tế. Người tham gia rất nhiều, mà chỉ có một bình rượu, không đủ để chia cho tất cả. Bình rượu này, rốt cuộc xử lý thế nào đây?

    ve ran them chan cau chuyen nho dao ly lon

    Mọi người trong nhà đều yên lặng suy nghĩ, hồi lâu sau có ý kiến đề xuất rằng: Bởi bình rượu không đủ chia cho tất cả, vậy chi bằng mỗi người hãy vẽ một con rắn trên mặt đất, ai vẽ nhanh và đẹp nhất sẽ được thưởng bình rượu này. Mọi người đều gật gù tấm tắc khen hay, thế là họ bắt đầu vẽ rắn trên mặt đất.

    Có một người vẽ rất nhanh, chỉ trong chớp mắt đã vẽ thành con rắn, là người đầu tiên vẽ xong. Anh ta nâng bình rượu lên định uống, nhưng quay đầu nhìn lại thì thấy những người còn lại vẫn đang hí hoáy vẽ. Trong lòng anh ta nghĩ: Mọi người vẽ chậm quá, mình mới thật là tài, vẽ vừa nhanh lại vừa đẹp.

    Thế là anh ta muốn hiển thị bản thân, bèn dương dương tự đắc nói: “Các cậu vẽ chậm quá, hãy xem tôi vẽ thêm mấy cái chân nữa vẫn có thể xong trước mọi người”.

    - Advertisement -

    Đúng lúc anh ta vừa vẽ chân, vừa nói, thì một người khác đã vẽ xong. Người kia liền lấy bình rượu từ tay anh ta và nói: “Cậu đã nhìn thấy rắn chưa? Rắn không có chân, tại sao cậu lại vẽ rắn thêm chân vậy? Do đó, người đầu tiên vẽ rắn xong chính là tôi, chứ không phải cậu”. Người kia nói xong, liền ngửa cổ dốc bình rượu uống ừng ực.

    Rắn vốn không chân, nhưng vì muốn khoe tài thể hiện mà vẽ thêm chân, anh ta không những không nâng cao vị thế danh tiếng của mình mà trái lại còn thất bại ê chề.

    Rất nhiều việc vốn đơn giản, nhưng có người chỉ vì ‘vẽ rắn thêm chân’ mà phức tạp hóa vấn đề, làm sự việc rối tung lên, cuối cùng hỏng việc. Thế nên, khi xử lý công việc thì nên hết sức đơn giản hóa, đừng nghĩ cách thể hiện, khoe khoang tài năng, mà chuyên tâm xử lý sự việc thì sẽ thực hiện được tốt hơn.

    Đối với quốc gia, dân tộc hay cá nhân đều nên chú trọng an toàn. Việc cá nhân, hay dân tộc, hay của quốc gia cũng vậy, cần thận trọng giải quyết an toàn, chắc chắn. Những việc tưởng chừng đơn giản, dễ như trở bàn tay cũng phải hết sức chú ý, vì chỉ cần khinh suất sẽ lập tức đang thắng chuyển thành bại, đang được biến thành mất, đang lợi chuyển thành hại. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây thiệt hại lớn cho quốc gia, cho dân tộc, và có thể hy sinh bản nhân hoặc sinh mệnh của nhiều người.

    Đại Đạo chí giản chí dị, nên muôn vạn sự việc trong thế gian đều thuận theo Đạo, đều thuận theo quy luật tự nhiên mà hình thành, phát triển. Khi chúng ta không có cái tâm truy cầu danh tiếng, địa vị, tiền tài, không có tâm lý hiển thị, không bị vướng mắc vào lợi ích cá nhân mà suy nghĩ, mà xem xét vấn đề, chúng ta sẽ biết được quy luật của nó, rồi thuận theo quy luật mà làm, thì nhất cử thành công. Trái lại, ‘vẽ rắn thêm chân’ là hành động trái Đạo, trái quy luật, thì cầm chắc thất bại rồi.

    Triêu Lộ

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều