Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Khác
    HomePhật Giáo Quốc TếUzbekistan: Phát Hiện Bích Họa Phật Giáo

    Uzbekistan: Phát Hiện Bích Họa Phật Giáo

    Một bức bích họa với màu sắc tươi sáng được tìm ra ở Uzbekistan có thể có niên đại ở thế kỉ thứ hai hoặc thứ ba gợi lên màu sắc hấp dẫn về sự truyền bá của nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa.


    Dec-18-B01-H04

    Bức bích họa nói trên được phát hiện vào năm 2016 trong các cuộc khai quật ở Kara Tepe – một di tích khảo cổ học tại Termez, phía nam Uzbekistan bởi các nhà nghiên cứu nước này cùng với những đồng nghiệp đến từ Đại học Rissho, Nhật Bản.

    Bức tranh tường này có kích thước khoảng 1×1 m vẽ nhiều hình người với màu sắc chủ đạo là đỏ và xanh da trời.Dec-18-B01-H01

    Những hình ảnh trong bức bích họa đã được công bố dưới sự cho phép của Viện Mỹ thuật Khoa học Uzbek với sự cộng tác của Đại học Rissho.Dec-18-B01-H02

    - Advertisement -

    “Bức bích họa có thể là một phần của một tác phẩm lớn hơn miêu tả cuộc đời Đức Phật”, Haruki Yasuda, giáo sư lịch sử hội họa tại Khoa Nghiên cứu Phật giáo, Đại học Rissho cho biết. “Đây là một phát hiện quý giá đem đến những hiểu biết về cách thức Phật giáo thay đổi (dưới ảnh hưởng của các văn hóa khác)”.

    Di tích khảo cổ học Kara Tepe nằm ở “giao lộ của các nền văn minh” trên con đường tơ lụa. Nhiều hiện vật theo phong cách Hy-La đã được phát hiện ở di tích nói trên, trong đó có một bức tượng đầu của loại chim lớn trong truyền thuyết được gọi là Garuda. Các hiện vật đã được tìm ra cũng có niên đại khoảng thế kỉ thứ hai hoặc thứ ba.

    Đây là lần đầu tiên một bức bích họa khổ lớn như vậy được tìm thấy ở Kara Tepe.

    Akira Miyaji, giáo sư danh dự của Đại học Nagoya và là chuyên gia về nghệ thuật Phật giáo Trung Á đã xem phát hiện này là vô cùng quan trọng đối với những nghiên cứu về hội họa Phật giáo giai đoạn đầu.

    Ông cũng lưu ý rằng bức bích họa nói trên kết hợp cả kĩ thuật hội họa phương Đông lẫn phương Tây.Dec-18-B01-H03

    “Cách miêu tả khuôn mặt cùng một góc, kết hợp đổ bóng và các điểm nhấn để tạo nên ấn tượng về độ sâu, độ sắc cạnh là những kỹ thuật hội họa của Hy Lạp và La Mã”, ông Miyaji chia sẻ. “Các nét vẽ uyển chuyển cùng phong cách phối màu lại là một đặc trưng nghệ thuật hội họa cổ hơn các bích họa Phật giáo Bamiyan, đồng thời cũng có những ảnh hưởng mạnh mẽ từ các truyền thống hội họa Hy Lạp cổ đại và những yếu tố thuộc Ấn Độ và Ba Tư”.

    Dân Nguyễn (Dịch từ The Asahi Shimbun)

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều