Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìn"Trốn việc quan đi ở chùa"(?!)

    “Trốn việc quan đi ở chùa”(?!)

    Chùa chiền phải là nơi tôn nghiêm theo ý nghĩa đích thực của nhà Phật. Không được làm hoen ố nơi tôn nghiêm. Đó là nghĩa vụ và là trách nhiệm của cả cộng đồng!                      
                                                                      
    1. “Trốn việc quan đi ở chùa”. Đã trở thành câu thành ngữ dân gian bao đời nay ở Việt Nam chúng ta. Thành ngữ này chỉ đích danh những kẻ lười biếng, nhác nhớn- Hoặc có “hành tung bí ẩn” núp bóng chùa chiền để trục lợi.
    Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn 2000 năm nay. Nhờ giáo lý cao siêu mà thiết thực, giản dị mà cụ thể, khoa học, mô phạm mà đại chúng- Tương đồng với nền văn hiến có nhiều ngàn năm trước của Việt Nam. Nên Phật giáo (đạo Bụt) mau chóng được cộng đồng người Việt tiếp nhận.
    Dưới thời Lý- Trần từ thế kỷ 11 ,12 và 13 Phật giáo được coi là quốc đạo của Đại Việt. Do vậy, chùa chiền được xây dựng khắp nơi. Thiên hạ thái bình thịnh trị.
    Việt Nam tự hào là một quốc gia Văn hiến. Bởi lẽ, trước khi đạo Phật được du nhập hàng ngàn trước, người Việt đã có truyền thống tự do với cơ chế rất mở (Không trải qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ như các dân tộc khác)[*]- Nên tư tưởng “từ bi, hỷ xả”của đạo Phật như là hạt giống tốt được ươm mầm trên mảnh đất nhân văn của Đại Việt đã phát triển rực rỡ, ăn sâu bén rễ vào văn hóa của Việt Nam. Và ngược lại- văn hóa của Việt Nam cũng đi vào giáo lý của nhà Phật như là một lẽ đương nhiên.
    Trong bối cảnh chùa chiền phát triển khắp mọi nơi suốt hơn 2000 năm qua đã phát sinh những loại “ký sinh” đặc biệt, mà dân gian chỉ đích danh đó là những kẻ “trốn việc quan đi ở chùa”!
    Việc quan ở đây là việc của Triều đình, việc của pháp luật. Đã là công dân thì phải thực hiện nghĩa vụ và bổn phận của công dân như nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ lao động công ích (Thời xưa gọi là phu phen, tạp dịch) và các nghĩa vụ khác…Thế nên từ những kẻ lười biếng nhác nhớn, đến kẻ cơ hội hoặc những kẻ bất tài, trốn tránh nghĩa vụ công dân, mượn chùa chiền làm nơi trục lợi- “Nhất cử lưỡng tiện”- vừa tránh lao động lại vừa có danh…”Mộ đạo”!
    2. Mọi Tôn giáo chân chính đều hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Tuy nhiên, Tôn giáo nào cũng khó tránh khỏi việc có những kẻ trà trộn- Lợi dụng Tôn giáo để làm những điều trái với đạo và đời !
    Truyền thông quốc tế lâu nay đưa tin rất nhiều những trường hợp mang danh thầy tu nhưng hoạt động như tội phạm ở một số quốc gia…
    Tôn trọng tự do Tôn giáo và tự do tín ngưỡng là truyền thống ngàn đời nay của dân tộc ta. Đây là chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
    Gần đây, một số phần tử núp bóng các Tôn giáo, núp bóng chùa chiền và nhà thờ để làm những việc trái đạo lý. Những hiện tượng này đòi hỏi cộng đồng phải lên tiếng vạch mặt chỉ tên, đòi hỏi chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng cần phải mạnh tay để lấy lại hình ảnh tốt đẹp cho các Tôn giáo cũng như lấy lại hình ảnh đại đoàn kết toàn dân tộc!
    Không cho phép bất kỳ ai, bất cứ kẻ nào núp bóng dưới bất kỳ chiêu bài nào-Làm phương hại đến hòa bình, ổn định và an ninh quốc gia, phương hại đến sự đoàn kết của cộng đồng và hình ảnh tốt đẹp của đất nước chúng ta!
    Nhà thờ, chùa chiền phải là nơi tôn nghiêm theo đúng nghĩa đích thực của Tôn giáo- Không được làm hoen ố! Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả cộng đồng !
    3. Những năm qua, do bộ máy hành chính cồng kềnh- Nên vô hình trung, chúng ta đã tạo ra những cái “chùa” ở khắp nơi. Đó là những đơn vị, bộ phận …”Có cũng được mà không có cũng được”. Nhưng ngân sách nhà nước phải oằn mình ra để chi trả. Lại có những bộ phận được coi như là “Vườn trẻ”…Cũng rất tốn kém cho ngân sách của nhà nước ở các ngành, các địa phương ở Trung ương và địa phương…
    Nhiệm kỳ 2016-2020 đã hơn ba năm vừa qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những động thái hết sức kiên quyết trong vấn đề cải cách hành chính. Đó là việc cắt bỏ các cơ quan Đại diện của các Bộ, các Ngành ở miền Trung và miền Nam. Những đơn vị “có cũng được không có cũng được” này đã tồn tại vài chục năm qua- Tốn kém không biết bao nhiêu mà kể ngân sách nhà nước và lãng phí rất nhiều tài sản và công sở…Nay cắt bỏ, đó là một “Chỉ dấu” hết sức kiên quyết trong kiến tạo và hành động !
    Vấn đề còn lại là: Cần sớm “gom”những công sở, tài sản của các đơn vị này quy về một mối để phát huy hiệu quả tài sản công (mà lâu nay được coi như…”của chùa!”)- Nhất là các Bệnh viện, Trường học hiện nay đang thiếu thốn!
    Trong vô số những người ăn không ngồi rồi bất đắc dĩ của các “ngôi chùa” này- Ngoài những người “bị” bố trí bất đắc dĩ, vẫn còn rất nhiều các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các nhà báo, kỹ sư, cử nhân, các đạo diễn…Mà lâu nay họ phải làm công tác quản lý hành chính nhà nước. Song, chưa hiểu như thế nào là quản lý hành chính nhà nước(!?) Cần sớm xem xét, nghiên cứu trả họ về lại đúng nơi đang cần. Những người đang ở vị trí “lãnh đạo” nay cảm thấy không còn “xơ múi” gì nữa, hoặc không còn cái “danh hão” để “khệnh khạng hoặc đi “loè” thiên hạ- Nay muốn xin nghỉ việc hoặc về hưu sớm- Thì nên giải quyết ngay cho họ.
    Cần kíp thay !
    Luật gia Trần Thúc Hoàng
    [*]Giáo sư Lương Kim Định(Wikipedia).

     

     

     

     

     

    - Advertisement -

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều