Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác

    Thực tế và lý tưởng

    Tôi từ lúc về thất đến nay, không ruộng rẫy, không đi cúng, không coi ngày giờ…, để lấy tiền. Có Phật tử khuyên tôi làm hoa kiểng tăng thu nhập, thậm chí đến nhờ tôi làm nhà yến ( Do họ không hiểu đạo), nhưng tôi không làm. Để dành thời gian nhìn lại mình. Dù vậy, không có nghĩa là tự cho mình thanh tịnh, rồi phê phán người khác. Vì tôi tin rằng, Phật sẽ không bỏ đói mình.

    Nhưng, nhìn trên phương diện tổng thể, kinh tế nhà chùa ngoài việc làm nông, quán cơm chay, phòng phát hành, sản xuất thực phẩm chay, nhang đèn phổ biến như hiện nay, không có gì là xấu. Ngay cả thời mới giải phóng xong, Tăng Ni phải tự đi làm để kiếm cơm ăn. Nhiều chùa quê sống không thể ỷ vào tín thí. Chẳng những họ không cúng dường mà Tăng Ni phải lo quà từ thiện về giúp đỡ họ. Khó khăn chồng chất khó khăn vẫn trụ được sao ai dám bảo rằng quý Tăng Ni không có chí hướng thượng?
    Xưa nay, Phật giáo phát triển nhờ am cốc do Tăng Ni đứng ra tự lập, sau đó mới hợp thức thành chùa. Nay nhiều chính sách hạn chế, không được cân nhắc, nếu không đảm bảo đời sống Tăng Ni, liệu GH có lắng nghe Tăng Ni nói chăng? Thực tế là nếu không có lý tưởng giải thoát, chẳng ai trụ nổi. Đã có một cuộc điều tra nào phản ánh trung thực những gì liên quan tới đời sống Tăng Ni? Đã có ai đứng ra bênh vực và hỗ trợ họ về mặt pháp lý, để có nơi an ổn tu học? Phật giáo đã có những sách lược đưa Tăng Ni về vùng sâu, vùng xa để hoằng pháp hay khi Tăng Ni tự nguyện về những nơi xa xôi hẻo lánh truyền đạo thì trăm điều khó?
    Tôi thấy, nhiều vị sống trong chúng hoặc ở thị thành, theo kiểu nhìn đi có đói thiếu đâu, rồi buông lời trách cứ Tăng Ni không tiếc. Thử về các vùng quê lập thất sẽ rõ. Nhiều vị xuất gia rồi, hoàn toàn dựa vào kinh tế gia đình, nếu không có thí chủ. Từ đi học, lập chùa, cho đến lúc ốm đau, già cả. Dù lúc có sức khỏe lại cống hiến hết lòng cho đạo pháp. Chính vì, thấp cổ bé họng không tiếng nói, không đảm bảo được lý tưởng, nên đó đây trở thành cuộc đua quyền lực, làm mai một giáo nghĩa. Thậm chí “ không có quyền lấy tiền che thân”. Thì đời sống Tăng Ni tự túc như thế, ngay cả của tự mình làm ra, sao không có quyền di chúc, vì bị phủ nhận quyền sở hữu, do luật Giáo Sản, đương nhiên của Tăng Ni, thành của GH. Thậm chí, họ còn đòi hô biến của cúng dường thành quyên góp cho thuận tiện can thiệp. Nếu Tăng Ni có quyền công dân, tại sao không có quyền sở hữu? Tại sao nhiều nơi không chấp nhận cho tạm trú như một công dân bình thường? Không được đứng tên đất, do địa phương không chịu xác nhận? Dù họ không có ý lập chùa.
    Nhiều vị lý thuyết quá nhiều. Trước sự hô biến của cúng dường thành quyên góp, rồi phải trình qua họ tất cả, thì có còn quan tâm đến tương lai chánh pháp hay không? Vì sự can thiệp quá sâu. Huống chi giờ tiếng nói đại diện cho Tăng Ni lại khoét sâu Tăng Ni có nên kinh doanh không? Hệ lụy khó lường. Đời sống Tăng Ni vốn dĩ khó khăn, nay lại càng thêm chật vật. Chẳng lẽ lo nải chuối, nén nhang cho Phật là có lỗi ư? Nếu không lo thì ai lo? Chẳng thiếu là với ai kia chứ?
    Dù tôi không có duyên làm những việc ấy, nhưng không hề cực đoan cho rằng chư Tăng Ni tự túc kinh tế là tà mạng. Tại sao không có cái nhìn thoáng hơn, ở một góc độ khác, để thông cảm cho đời sống Tăng Ni hiện tại. Nếu chỉ hợp thức những gì Tăng Ni làm ra là Giáo sản, mà đời sống Tăng Ni chẳng quan tâm, thì liệu có hợp lòng người?

    Tiếu Nham

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều