Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomeTin Nổi BậtThừa Thiên Huế: Đại đức Thích Thiền Định trình bày đề tài:...

    Thừa Thiên Huế: Đại đức Thích Thiền Định trình bày đề tài: Đức Phật – nhà cải cách xã hội cho Giảng viên và sinh viên Đại học Sư phạm Huế

    Chiều ngày 9/10/2019, tại giảng đường Học viện PGVN tại Huế, Đại đức Thích Thiền Định – Giảng viên Học viện PGVN tại Huế đã có buổi chia sẻ đề tài: Đức Phật – nhà cải cách xã hội cho các vị Giảng viên và hơn 80 sinh viên Khoa sử – Trường Đại học Sư phạm Huế.
    Nội dung bài giảng được chia làm hai phần:
    Phần đầu, Đại đức Giảng viên đã giới thiệu tổng quát về văn hoá Ấn Độ với những nét đặc thù như: văn hoá ăn và mặc, văn hoá lễ nghi, các lễ hội lớn trong năm, văn chương và sử thi.v.v… Tất cả những tinh tuý văn hoá và văn chương của Ấn độ đã được Đại đức giảng viên khái quát trong 1 tiếng đồng hồ đã giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn một nền văn hoá lâu đời đặc sắc. Đặc biệt là hệ thống Tôn giáo như Hindu, Jain, Sikh và Islam đã chi phối hầu hết đời sống và văn hoá của người Ấn. Tất cả các lễ hội lớn trong năm của người Ấn hầu hết đều có nguồn gốc từ các bộ sử thi của Hindu giáo. Có thể nói, đời sống tôn giáo tại Ấn độ cực kỳ sinh động và được người dân tham gia ủng hộ nhiệt tình.
    Trong phần hai của bài giảng, Đại đức Giảng viên đã phân tích các khía cạnh xã hội Ấn độ thời đức Phật, với hệ thống bốn giai cấp được hình thành trên nền tảng tôn giáo Hindu. Hệ thống bốn giai cấp này đã hình thành nên một trật tự xã hội, mà quyền lợi và quyền lực của giai cấp Bà-la-môn là bất khả xâm phạm. Trong khi đó, giai cấp Thủ-đà-la và dân ngoại cấp Dallit bị xem thường và rẻ rúng, thua cả các loài động vật. Hệ thống phân biệt giai cấp này đã loại bỏ những nỗ lực vươn lên của các giai cấp còn lại, và thướt đo nhân cách của con người cũng chỉ dựa trên nền tảng của sự kế thừa truyền thống mà thôi.
    Đức Phật ra đời, thấy rõ bản chất của sự bất công của xã hội, nỗi bất hạnh của con người là sự thật. Ngài đã chấp nhận tất cả các hạng người của mọi giai cấp được phép gia nhập Tăng đoàn, đó là điều chưa từng xảy ra trong xã hội Ấn độ. Nền tảng giáo lý Tứ đế và Duyên khởi giúp mọi hạng chúng sanh vượt ra khỏi khổ đau của kiếp người, hướng đến một sự giải thoát mọi khổ đau.
    Qua hai giờ đồng hồ, Đại đức giảng viên đã giải thích các giá trị thiết thực của giáo lý đức Phật trong việc cải cách xã hội Ấn độ đương thời, đồng thời khẳng định tính bình đẳng và nêu cao giá trị nhân bản của kiếp người.
    Cuối buổi buổi giảng, những câu hỏi và những thắc mắc được đặt ra bởi các bạn sinh viên, đã được Đại đức giảng viên trả lời một cách thấu đáo, giúp cho nội dung bài giảng trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
    Thay mặt phái đoàn, PGS. TS. Đặng Văn Chương – Trưởng khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Huế đã có lời cám ơn đến Đại đức Giảng viên đã hoan hỷ nhận lời mời để trình bày một đề tài rất ý nghĩa cho quý vị Giảng viên và sinh viên khoa sử Trường Đại học Sư phạm Huế. Qua buổi trình bày, tất cả các bạn sinh viên phần nào hiểu rõ hơn một nền văn hoá đặc thù, giúp các bạn bổ túc các kiến thức đã được học, để hoàn thiện hơn cho sự hiểu biết của mình.
    Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

    Sinh viên giao lưu văn nghệ

    Chụp hình lưu niệm

    Đại đức Giảng viên Thích Thiền Định và PGS. TS. Đặng Văn Chương

    - Advertisement -

    Tin, ảnh: Diệu Đan

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều