Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomePhật HọcPháp môn tu tậpThiền Phật giáo:phương pháp trị liệu sự rối loạn căng thẳng do...

    Thiền Phật giáo:phương pháp trị liệu sự rối loạn căng thẳng do hậu thương tổn

    Tôi được giới thiệu về thiền hơi thở vào năm thứ mười ba khi tôi đang hướng dẫn nhóm Điều Phục Sân Hận cho những cựu chiến binh bị Rối Loạn Căng Thẳng do Hậu Thương Tổn. (Post Traumatic Stress Disorder – PTSD). Thầy tôi chính là học sinh của tôi, bác sĩ Thực Tập Thiện Nguyên, Rhoda Brokks –Riley, đã phục vụ như một bác sĩ vật lý trị liệu đồng nghiệp với tôi khi đang thực tập.

    Trong khi luân phiên hợp tác hướng dẫn Nhóm Điều Phục Sân Hận, Rhoda đã biểu hiện nguồn năng lực và sự an tịnh của mình như một trưởng nhóm. Do vậy tôi đã đề nghị cô ấy giữ vai trò hướng dẫn quan trọng hơn trong nhóm luân phiên kế tiếp. Cô ấy đã đưa ra sáng kiến đúng đắn và thay đổi khuôn khổ của nhóm bằng cách bắt đầu cho mỗi nhóm tu tập chánh niệm hơithở trong thời gian ngắn. Cô ấy cũng có ý tưởng mới là làm thế nào để điều phụcsân hận, những ý tưởng mà bây giờ tôi nhận ra từ sự lắng nghe các pháp thoại của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

    Trong suốt những khóa thực tập hơi thở của Rhoda, tôi đã thoáng nhận thấy giá trị đối với sự an tịnh và những hiệu quả trong sáng của sự tập trung chỉ là vào hơi thở và giữ tâm trên cái gì đang diễn ra trong giây phút hiện tạiTuy nhiên, như một người đồng trưởng nhóm hướng dẫn và thực tập cùng với cô,  tôi phải để ý theo dõi mọi vấn đề. Làm việc trong một căn phòng đầy những cựu chiến binh sân hận, ngay cả một người trưởng nhóm huấn luyên viên đầy kinh nghiệm nhưtôi, thì quả là một sự thách thức lớn. Thật đáng kinh ngạc, không có vấn đề chi xảy ra cả. Những cựu chiến binh đã thích nghi nhanh  chóng với khuôn khổ mới này và hưởng ứng tu tập thiền hơi thở rất tốt. Sau đó, khi sự luân phiên nhóm chấm dứt, sau khi Rhoda ra đi, tôi trò chuyện thân mật với các cựu chiến binh. Tôi đã hỏi nhiều thành viên trong nhóm về nhiều biện pháp khác nhau, cái nào là trội nhất có thể giúp cho họ giải quyết sự bộc phátsân hận và bùng nổ giận dữ. Tôi phải thừa nhận rằng tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi hơn năm mươi lăm phần trăm số người đáp rằng kỹ thuật thiền hơi thở là hữu ích nhất.

    Sau kinh nghiệm này, tôi đã được thuyết phục rằng có một số phương pháp đặc biệt rất hiệu quả về thiền hơi thở mà tôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để làm tăng trưởng hiệu quả của một nhà tâm vật lýtrị liệu và cũng là trưởng nhóm điều phục sân hận PTSD. Tôi cũng thừa nhận rằng mặc dù nhiều năm qua, chính tôi đã trình bày về sựquấy rối trẻ em và sự tổn thương về chiến cuộc tại Việt Nam trong tâm vật lý trị liệu, nhưng tôi chỉ là “phác thảo xung quanh bên ngoài”. Như một người “Bố Già Sĩ Quan Huấn Luyện”, tôi cần phải tiếp tục tận lực kiểm soát và ra sức bảo vệ để ngăn ngừa sự tiếp tục phát tác của năng lựcchiến tranh tiêu cực và sự quấy rối trong mối liên hệ của tôi vơi con cái mình.

    - Advertisement -

    Tôi nhận lời mời của Rhoda và bắt đầu hành trình đi lên vùng núi đồi tiến đến tu viện Lộc Uyển, trong rặng đồi Escondido, cho pháp thoại, đi thiền hanh, tu tập hơi thở, và thiền thực hành. Tại vườn Lộc Uyển, tôi đã khám phá một số lượng bài viết đáng kinh ngạc về sân hận của thầy Thích Nhất Hạnh và hầu như vô số kỹ thuật diễn đạt về cả hai, sân hận và sự rối loạn căng thẳng do hậu thương tổn. Tôi vừa có dịp may mắn gặp thầy trụ trì Pháp Đăng ở Thiền viện Vermont. Kinh nghiêm của thầy về sự tổn thương, khi còn là đứa bé nằm trong nôi và kéo dài hơn mười năm chứng kiến sự ném bom, sựthiệt hại và tàn phá tại chiến tranh Việt Nam.  Thầy cũng đã từng kinh nghiệm về sự ngược đãi của nạn căm thùchủng tộc mạnh mẽ ở Nam California khi còn là một học sinh di cư. Thầy Pháp Đăng đã kể lại nhiều “kinh nghiệm về các trạo cử hồi ức” khác nhau diễn ra với thầy bằng “những hình ảnh chợt xuất hiện” trong “các giây phút chớp nhoáng” đã mang lại cho thầy sự hiểu biết sâu sắc về sự căng thẳng do hậu thương tổn.

    Khi tôi hỏi thầy, trong những cách tu tập Phật giáo thì cách nào là hiệu quả nhất đối với thầy khiđối diện với những “trạo cử hồi ức” như trên. Thầy liền trả lời: “Thở trên nó và quay về với giây phút hiện tại”. Thầy còn nói rằng: “ngay trong giây phút hiện tại bạn có thể nhận diện ra nó rõ ràng và gọi đích danh tên của nó”.

    Thầy còn nhấn mạnh thêm nữa về sự quan trọng khi nói đến kinh nghiệm hay hồi ức trạo cử đó. “Tên thực”mà thầy chọn để gọi cho nó là sự “Sợ Hãi”, Cuối cùng, thầy đề nghị: “Bạn hãy nói với nó bằng lời yêu thương..Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói, “Nỗi Sợ Hãi ơi, hỡi người bạn yêu dấu của tôi…”.

    Sự thiền tập của tôi gần đây về chiến tranh, nỗi sợ hãi và niềm sân hận đã giúp tôi thấy rõ nguồn gốc của vấn đề và mầm mống của nó khiến tôi biết phải làm thế nào đễ “quay lại giây phút hiện tại” đó là điều rất quan trọng để sớm chữa lành các vết thương chiến tranh. Khi những người trẻ tuổi như chúng tôi chuẩn bị đi vào cuộc chiến, thường trang bị cho mình những lý tưởng về cuộc chiến tranh mà mình sẽ tham gia phải là như thế này hay thế khác. Đến khi gặp thực tế thì những điều ảo tưởng của chúng tôi đã bị đổ vỡ tan tành khi chúng tôi trở về nhà từ cái “thế giới”mà chúng tôi đặt tên cho chiến tranh Việt Nam. Nhờ tu tập như thế nên chúng tôi có thể huân tập trí não của mình trở về với thực tại và bước rakhỏi cuộc sống trạo cử của quá khứ đó.

    Chúng ta thường diễn đạt, “Điều này không có nghĩa là không quan trọng” trong chiến tranh như là một lôi thoát tâm lý trong suốt thời gian căng thẳng,đã đáp ứng như một cách rèn luyện tâm trí khi nó không ở trong giây phút hiện tạiChúng ta có thể tin rằng cảm thọ thựctế như tội ác từ sự làm hại người khác hay sự sợ hãi bị làm hại thực ra không có giá trị, hoặc phủ nhận là chúng ta đang hạnh phúc thực sự. Một khi chúng ta quay về với “cuộc đời”thì chũ nghĩa lý tưởng bị tan tác nếu chúng ta không đạt đượcsựgiải thoát tâm thức thực sự trong hiện tại. “Năng lực tiêu cực” của chiến tranh lần hồi kéo chúng ta về “các trạo cử hồi ức” hay còn mạnh mẽ hơn là “kinh nghiệm hồi ức”. Một số người trong chúng ta luôn luôn điều khiển cuộc sống của mình để cho quá khư không tái diễn trong tương lai. Đây được xem nhưlà triệu chứng về sự tránh né của PTSD. Vô tình hay cố ý, những cựu chiến binh khác có thể tìm ranhiều phương cách để tái tạo một cách hỗn độn năng lực mãnh liệt của chiến tranh, để hồi tưởng lại sự kích động của nó hay để điều khiển những cảm thọ vượt trội của sự bất lực và nỗi sợ hãi, làm cho kinh nghiệm hồi ức rối lên. Nó có thể được gọi là PTSD, sự rối loạn của những người sống xa rời giây phút thực tại.

    Thầyđã nói, “Tu tập chánh niệm giúp chúng ta có thể trở thành con người thực tại. Khi chúng ta là con người thực tại thì chúng ta thấy những con người thực tại xung quanh chúng ta và cuộc sống là hiện tạivới tất cả sự phong phú của nó”. Thật xúc độngđể thấy những cựu chiến binh bị thương tật gặp khó khăn khi nhìn mọi người xung quanh mình là những con người thực tạiđặc biệt là người thân yêucủa họ. Chúng tôi kinh nghiệm họ như “ảo tưởng”qua thấu kính đau buồn về quá khứ mãnh liệt của chúng ta.

    Sau một năm trời bắt đầu thường xuyên đến Thiền viện Lộc Uyển và tập thiền đều đặn, tôi vẫn còn đang tranh đấu với cơn giận của tôi đối với đứa con trai không thể thức dậy vào buổi sáng dù rằng có sự trợ giúp của ba chiếc đồng hồ báo thức.

    Tôi nghĩ rằng, là một học sinh trung học năm thứ hai thì hầu như nó đã trưởng thành. “Nó phải nên có thể tựthức dậy”. Mặc dù tôi tự hào rằng không bao giờ đánh con cái nhưng tôi đã trở nên chánh niệmđến những dạng khác của thái độ gây gổ vi tế mà tôi đã tu tập. Tôi tự quán sát khi đang kéo tay chân nó, lay chuyển nó một cách xông xáo và la hét om sòm để đánh thức nó ra khỏi giường. Lúc bấy giờ! Tôi tự cho phép mình xông xáo hơn nữa vì nóđã lớn và gần mười tám tuổi. Một ngày nọ tôi quyết địnhhãy để cho nó ngủ và cho nó tự kinh nghiệm hậu quả của sự thức dậy muộn. Tuy nhiêncơn giận dữ và lo lắng đang xâm nhập tôi. Tôi đã sẳn sàng bùng nổ từ sự kiềm chế. Nhưng tôi chộp lấy cơ hội để tu tậpđình chỉ, Samatha, bằng sự tập trung vào hơi thở của tôi. Sau vài giây phút đình chỉ và tu tập hơi thở, kế đến tôi chuyển sang tu tập Vipassana, quán sát nội tâm. Vipassana giúp tôi càng thấy rõ cội gốc của sự sân hận nơi tôi.

    Hình ảnh ở Việt Nam đã đập vào mắt tôi nhiều lần một cách rõ ràng khi tôi là mộtsĩ quan thường trực và chúng tôi đã ở trong sự tấn công của những loạt súng cối. tôi là một người tỉnh ngủ, do vậy tôi đã tung dậy, la thét inh ỏi để đánh thức các đồng đội trong khi lao vào hầm trú. Kế đến tôi điểm danh từng người lính bước vào để chắc chắn rằng mọi người đã đến đó một cách an toànThỉnh thoảng có một hay hai tên lính say ngủ hoặc thiếu kinh nghiệm nên vẫn còn ngái ngủ. Định liệu tầm súng, tôi đã chạy ra khỏi hầm trú bao cát an toàntrở lại trại mái thiếc và giận dữ lôi họ ra khỏi giường, thỉnh thoảng đá và kéo lê họ đến hầm trú an toàn.

    Ký ức hồi tưởng nàychỉ kéo dài một sát na và rồi tôi trở lại hơi thở của mình, hầu như nhờ hơi thở mà tôi quay về giây phút hiện tại. Tôi thấy rõ ràng và sâu sắc về tác hại của sự gây gổ vô lối và không kiềm chế của tôi là nguyên cớ cho mối liên hệ giữatôi và đứa con trai mình. Nhờ vào pháp thoại của chư Tăng Ni ở Lộc Uyển cùng sự thiền tập trợ giúp mà tôi đã biết phương cách thức tỉnh con trai tôi bằng ngôn ngữ từ bi và khẳng định vì thế không có tình trạng loạn mạch bộc phát nơi tôi do sự hoang mang , sợ hãi và sân giận. Và bây giờ, ở lứa tuổi mười tám và cũng sắp sửa ra trường cho nên hầu như nó đã biết tựthức dậy.

    Thẩm mỹ của sự tu tập Phật giáo đã dạy tôi sống trọn vẹn hơn trong hiện tại và để nhìn những người thân yêu của tôi và chính tôi là “con người thực tại”. Hơn nữa, tôi đang học hỏi những phương pháp tu tập Phật giáo nhằm làm nâng cao kỹ xảo và khả năng của tôi, một bác sĩ thiện nguyện.

    Ghi chú: Đặc biệt, tôi hãnh diện rằng với sự khích lệ của vợ tôi và nhờ sự trích dẫn từ những tác phẩmcủa Thích Nhất Hạnh màcon trai tôi đã đạt được học bỗng trung học do bài viết tiểu luận “Tổ chức của những Cựu chiến binh vì hòa bình”.

    Ed Carillo, một cựu chiến binh Việt Nam, là nhà tâm vật lý trị liệu của nhóm điều phục rối loạn căng thẳng cho những cựu chiến binh (PTSD). Ông ấy sống và làm việc ở Escondido, California và đang tu tập tại Thiền viện Lộc Uyển (Deer Park Monastery) ngay từ năm 2005.

    TN Liên Tường dịch

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều