Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024
Khác

    Tháng Mão nói chuyện Mèo

    Quả là thời gian thấm thoắt thoi đưa.Mới hôm nào tháng giêng-tháng Mậu Dần;bước sang tháng hai Kỷ Mão theo lịch mặt trăng của chúng ta đã là ngày thứ 16.
    Vì sao lại gọi là lịch mặt trăng của chúng ta?
    Cách đây mấy năm, người viết những dòng này có bài viết ”TPP và 12 con giáp”.
    Trong đó, có nhắc lại rằng: Lịch mặt trăng, Tử vi, Kinh dịch… đều là sản phẩm văn hóa của người Việt cổ. Do nhiều lý do khác nhau và thủ đoạn khác nhau mà người Trung Quốc ”đoạt khống”những thành tựu văn hóa này để mạo nhận là của họ(!?)
    Giáo sư Lương Kim Định, một triết gia, một sử gia và là một nhà nghiên cứu Văn hóa Việt Nam đã chứng minh những điều nói trên trước các học giả Trung Quốc,Hồng Kông và Đài Loan buộc họ phải ngỡ ngàng và”tâm phục khẩu phục” **bởi những lập luận khoa học của ông.
    Trở lại câu chuyện con Mèo.Trong 12 con giáp của ta có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
    Mỗi con ”linh vật” tượng trưng cho một tháng trong lịch mặt trăng-được các cụ ta xưa sắp xếp rất logic và khoa học.
    Thế nhưng,người Trung Quốc lại chế biến từ tháng con Mèo thành tháng con …Thỏ(?!) là điều phản khoa học nhất.
    Nếu chú Thỏ thuộc bộ”gặm nhấm” thì chú Mèo lại thuộc bộ “chân đệm”. Khác xa nhau một trời một vực.Không thể “phiên”ra một cách khiên cưỡng như vậy được!
    Xin “chấm phá” đôi điều về ”chức năng nhiệm vụ” và sứ mạng của chú mèo đối với tháng hai này: Mèo là khắc tinh thiên địch của loài chuột!
    Mùa xuân ấm áp, loài chuột sinh sôi nảy nở và gia tăng “chuột số” với tốc độ chóng mặt. Thế nên, nhiệm vụ của loài mèo rất nặng nề- Đó là việc hạn chế sự phá hoại mùa màng của lũ chuột..Tháng hai được tổ tiên ta đặt là tháng “Mão”- Tháng cầm tinh con Mèo từ lý do này đó.
    Nếu quan sát kỹ những hoạt động của Mèo thì mới thấy rằng, đây là một loài vật ”lấy nhu chế cương” và biến hóa khôn lường. Mọi động tác di chuyển cũng như săn mồi của Mèo không khác gì Hùm, Beo và các loài trong bộ “chân đệm” khác.
    Nhờ chân đệm mà sự di chuyển của chúng không bao giờ gây ra tiếng động. Khiến đối phương thường bị bất ngờ trước sự bủa vây của chúng.
    Cũng nhờ chân đệm mà Mèo có thể bị rơi ở độ cao trên 10m xuống đất vẫn “tiếp đất” nhẹ nhàng hoặc không bị “tai nạn” như những loài vật khác.
    Mèo có thính giác và khứu giác đặc biệt.
    Đang nằm lim dim ngủ, nhưng bỗng dưng tai và ria đột ngột tự động vểnh lên, thì đó là lúc Mèo chuẩn bị tiếp cận mục tiêu cách xa một vài chục mét(!)
    Khi bắt được chuột, Mèo dùng ”hai tay” nhẹ nhàng tung hứng hoặc thả ra giỡn đùa- Nhưng đố chú chuột nào thoát khỏi sự  “khoan hồng” trong chốc lát của mèo(!)
    Những năm gần đây,có phong trào “Tiểu Hồ”- tên một món ăn từ Mèo của Trung Quốc du nhập sang, đã làm loài Mèo ở một số địa phương có nguy cơ tuyệt chủng.
    Bài viết này xin được làm một tiếng chuông gióng lên, đóng góp với cộng đồng về việc hãy bảo vệ loài Mèo!
    Mèo là “ân nhân” của chúng ta trong việc bảo vệ mùa màng,cũng như bảo vệ mọi vật dụng trong nhà trước sự tấn công của loài chuột!
    Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Điển đã phát hiện ra rằng mèo và một số gia súc khác có một loại virút phòng chống được bệnh hen suyễn. Do vậy, họ khuyến cáo cần cho trẻ em sớm tiếp xúc với mèo và các loài động vật để phòng tránh bệnh hen suyễn./.
    09/3/2020
    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều