Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Khác
    HomePhật HọcThân trung ấm như thế nào và tại sao phải thọ thân...

    Thân trung ấm như thế nào và tại sao phải thọ thân trung ấm?

    Thân trung ấm còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Theo luận Câu Xá quyển 10, thì thân trung ấm có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.

    Hỏi: Kính thưa thầy, con nghe nói đến, người ta sau khi chết trong vòng 49 ngày phải đọa làm thân trung ấm. Vậy con muốn biết thân trung ấm như thế nào? Và tại sao phải đọa làm thân trung ấm? Kính mong thầy hoan hỷ giải thích cho con hiểu. Thành kính cám ơn thầy.

    Đáp: Thân trung ấm còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Theo luận Câu Xá quyển 10, thì thân trung ấm có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.

    Theo Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm giải thích: “Ý sinh thân là do tâm ý cầu cho có tái sinh thân. Cầu sinh là thường xuyên tìm kiếm nơi có thể tái sinh. Ăn hương liệu là tự duy trì mình nuôi sống mình bằng các món ăn thơm tho mình ưa thích. Trung hữu là vào thời gian hóa độ giữa chết và tái sinh. Sinh khởi là xuất hiện sau khi thân đời sống trước chết đi”.

    Thân trung ấm còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Theo luận Câu Xá quyển 10, thì thân trung ấm có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.

    Thân trung ấm còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Theo luận Câu Xá quyển 10, thì thân trung ấm có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.

    - Advertisement -

    Thân trung ấm tùy theo cái phước báo do hiện đời tạo nghiệp lành dữ mà sự hưởng phước báo có khác nhau. Nếu thân trung ấm có phước báo thì nó được ăn loại hương liệu tốt. Ngược lại, nếu thân trung ấm vô phước thì nó phải tự nuôi dưỡng bằng thức ăn hôi thối. Nói chung, thân trung ấm thấy được những sự vật mà con mắt thịt của chúng ta không thấy biết được.

    Về thân trung ấm tồn tại thời gian bao lâu để rồi phải đi tái sinh thọ báo thân khác (hậu ấm), việc nầy có nhiều thuyết nói khác nhau. Có thuyết nói thân trung ấm tồn tại cho tới khi nào tái sinh, dù lâu bao nhiêu cũng gọi là thân trung ấm. Có thuyết nói thân trung ấm chỉ tồn tại có bảy ngày, chết rồi mang một thân trung ấm khác cho đến khi tái sinh rồi mới thôi.

    Trong các thuyết nói về thân trung ấm, thì thuyết được nhiều người chấp nhận là thuyết của “Đại tỳ bà sa luận”, cho rằng thân trung ấm chỉ tồn tại trong vòng 49 ngày. Vì thế nên mới có tục lệ cúng tuần thất cho đến 49 ngày gọi là cúng tuần chung thất cho người đã mất. Trong thời gian từ khi mới mất cho đến 49 ngày các thân nhân của người mất nên làm các việc từ thiện mà hồi hướng siêu độ vong linh cho người quá cố. Tục lệ nầy nghiễm nhiên đã trở thành một truyền thống tín ngưỡng Phật giáo.

    Theo Kinh nói, có ba loại chúng sinh không thọ trung ấm thân. Một, loại chúng sinh cực thiện, khi bỏ báo thân liền thác sanh về cảnh giới an lành. Hai, loại chúng sinh cực ác (tạo tội ngũ nghịch), khi bỏ báo thân liền bị đọa vào địa ngục. Ba, loại chúng sinh ở cõi vô sắc giới thường xuyên sống trong Thiền định không có sắc uẩn nên không thọ thân trung ấm. Ngoài ra, tất cả đều phải thọ thân trung ấm trước khi tái sinh thọ báo thân khác.

    Tùy theo nghiệp lực của thân trung ấm đó mà định hướng cho sự tái sinh của mình. Tùy nghiệp lực thiện, ác mà môi trường tái sinh của một thân trung ấm có những cảnh giới khác nhau.

    Tùy theo nghiệp lực của thân trung ấm đó mà định hướng cho sự tái sinh của mình. Tùy nghiệp lực thiện, ác mà môi trường tái sinh của một thân trung ấm có những cảnh giới khác nhau.

    Về hình thể vóc dáng của một thân trung ấm tùy nghiệp mà có những báo thân khác nhau. Theo Kinh Đại Bảo Tích quyển 56 (Hội nhập thai tạng), thì thân trung ấm của chúng sinh từ địa ngục có dung mạo xấu xí như củi khô bị thiêu cháy. Thân trung ấm của chúng sinh chuyển từ giới quỷ đói có dung sắc như nước, thân trung ấm của chúng sinh cõi người và cõi trời có dung sắc màu vàng, thân trung ấm của chúng sinh chuyển từ cõi sắc giới có màu trắng đẹp. Do vậy, hình trạng của thân trung ấm có thể có hai tay, hai chân, bốn chân, nhiều chân, hay không có chân đều do hình tướng của chúng sinh ở đời trước mà hình thành. Luận Câu Xá quyển 9 cho biết, thân trung ấm của người thuộc dục giới có thân hình như cậu bé 5,6 tuổi, thân trung ấm của vị Bồ tát ở cõi dục giới có thân hình như người tráng niên với tướng mạo hình dung đẹp đẽ, khi nhập thai và sinh ra đều có hào quang chiếu sáng. Theo Đại thừa Nghĩa Chương quyển 8, chúng sinh ở hai cõi: Dục giới và sắc giới nói chung đều có thân trung ấm.

    Theo quyển “Giải thích các mối nghi ngờ về vãng sinh Tịnh độ” quyển 2, cũng có hai cách giải thích: Một là vãng sinh Tịnh độ không có thân trung ấm vì sau khi chết lập tức hóa sinh trong hoa sen rồi. Một thuyết khác nói, chúng sinh từ cõi ô trọc nhơ bẩn, sinh vào một cõi thanh tịnh nên có thân trung ấm. Nhưng thân trung ấm đó vượt mười vạn ức Phật độ, chỉ trong thời gian búng ngón tay và thân trung ấm đó được nuôi dưỡng bằng hương thơm cõi Phật.

    Qua đó cho chúng ta thấy rằng, chúng sinh ở cõi dục và cõi sắc, trong thời gian thọ thân trung ấm chưa quyết định tái sinh về cõi nào. Tùy theo nghiệp lực của thân trung ấm đó mà định hướng cho sự tái sinh của mình. Tùy nghiệp lực thiện, ác mà môi trường tái sinh của một thân trung ấm có những cảnh giới khác nhau. Vì thế, muốn cho một thân trung ấm tốt cũng như hướng tái sinh tốt, thì trong hiện đời chúng ta nên tu tạo nhiều nghiệp lành để hướng tái sinh của chúng ta khi sinh ra ở một cảnh giới tốt đẹp vậy.

    Thích Phước Thái

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều