Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Khác
    HomePhật HọcBước đầu học PhậtThân - Khẩu - Ý và sự tương quan giữa tác hại...

    Thân – Khẩu – Ý và sự tương quan giữa tác hại và lợi ích

    Thân – Khẩu – Ý giữ ba lãnh địa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thân hành động nhưng không có ý tác động vào thì hành động không kêt quả.

    Thân: Hình thành từ tứ đại (Đất, nước, gió, lửa) tạo thành một thế giới nho nhỏ, có thể di chuyển được (Đi, đứng, ngồi, nằm…) chỉ bấy nhiêu chưa đủ để hướng đến thiện hay bất thiện mà đối tượng tác thành nghiệp thiện hay bất thiện đó là quá trình căn tiếp xúc trần.

    Khẩu: Là một trong những bộ phận trên cơ thể, nhưng lại chiếm một vị trí không nhỏ, trong việc liên quan đến đạo đức thể hiện qua ngôn ngữ. Khẩu được xem là một phương tiện làm lợi ích cho đời xoa dịu nỗi đau giúp người bớt sợ hãi, sự giúp đỡ người tức là sự giúp đỡ mình. Nhiệm vụ của khẩu là nói truyền đạt, giải thích. Phạm vi hoạt động là tất cả mọi hình thức của ngôn ngữ, giúp mọi người cảm nhận được.

    Ý: Là một trong sáu căn, Duy Thức mô tả “Duy có ý rất tinh vi”, suy nghĩ làm việc ý thức đầu, tính toán, tạo nghiệp thiện, bất thiện cũng hơn cả (Công vi thủ, tội vi khôi) nó cũng có công năng chấp ngã, và chấp pháp, nó phân biệt rõ mọi sự vật, nghĩ được nói được. Ý thức có đủ ba tính thiện, bất thiện và vô ký, nhiệm vụ của ý là điều khiển, xúi giục, phân biệt dẫn đầu, phạm vi hoạt động khắp thế giới.

    Khẩu mà thiếu ý thì ngôn ngữ vô nghĩa, thân và khẩu là điều kiện cho ý tạo thiện, bất thiện.

    Khẩu mà thiếu ý thì ngôn ngữ vô nghĩa, thân và khẩu là điều kiện cho ý tạo thiện, bất thiện.

    - Advertisement -

    Thân – Khẩu – Ý giữ ba lãnh địa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thân hành động nhưng không có ý tác động vào thì hành động không kêt quả. Khẩu mà thiếu ý thì ngôn ngữ vô nghĩa, thân và khẩu là điều kiện cho ý tạo thiện, bất thiện.

    Khi Đức Phật chưa xuất hiện, Ấn Độ đã có trrên 90 giáo phái khác nhau, hầu hết các giáo phái đều nghiên cứu rất kỹ phần nghiệp, họ cũng xác định Thân – Khẩu – Ý là nơi chi phối của nghiệp, họ cho rằng thân mới là nơi tạo nghiệp tối trộng, thì thân phải bị hành phạt xứng đáng để mong tiêu tội, nên xuất hiện các pháp môn như lõa thể, đứng một chân phải khổ hạnh nhằm thanh tịnh tâm, tức thanh tịnh nghiệp. Nhưng Đức Phật lại nói “Chỉ có ý nghiệp mới u tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, thân không bằng được, khẩu không bằng được” tại sao? Vì sự hoạt động của thân chính là sự hoạt động của ý, sự hoạt động của khẩu chính là sự hoạt động của ý, nếu chỉ có tai thôi, mà không có ý tác dộng của ý, thì khi tai nghe âm thanh vẫn không phân biệt được âm thanh đó là gì, không có sự phân biệt, chỉ khi nào ý tác động thì tai mới trở thành tỷ thức tức có sự phân biệt.

    Tác hại của thân và khẩu thì ý là nơi chi phối.

    Tác hại của thân và khẩu thì ý là nơi chi phối.

    “Ở đây có người Nigantha, bệnh hoạn, đau khổ, bạo bệnh từ chối nước lạnh chỉ uống nước nóng, nên mệnh chung này gia chủ, theo Nigantha Nataputta người ấy tái sinh chỗ nào? Bạch Đức Thế Tôn, có hàng chư Thiên đuợc gọi là Manosatta (Ý trước thiên) ở đây người ấy tái sinh. Vì người chấp trước ý nên mệnh chung”.

    Qua đoạn Kinh này ta thấy, nếu ý phương tiện chấp nhận nước lạnh khi không có nước nóng, người ấy sẽ không mệnh chung, dù mệnh chung trong sự vui vẽ, hân hoan thì thiện thú tốt đẹp hơn sẽ chờ đợi. Nên tác hại của thân và khẩu thì ý là nơi chi phối. Cũng vậy, có lợi ích nơi thân và khẩu thì ý cũng là nơi chi phối, ý phiền não chỉ khi nào ý thọ hành động của thân, khẩu, ý của tự thân và tha nhân, nếu không thọ thì sẽ vắng của Tập đế, của khổ đau.

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều