Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeVăn HóaTruyền thống- Lễ hộiTết Thanh minh – cội nguồn của đạo hiếu

    Tết Thanh minh – cội nguồn của đạo hiếu

    Tết Thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam. Bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước.

    Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh minh

    Sinh thời Đại thi hào Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:

    “Thanh Minh trong tiết tháng ba

    Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.

    Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Đến thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày Tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày Tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho Tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi Tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi – bánh chay.

    - Advertisement -

    Theo quan niệm của người Việt Nam, Tiết Thanh minh thường vào tháng Ba, lúc này khí hậu chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt tươi, trùm kín lăng mộ, có thể làm cho mộ sụt lở, cần phải cắt cỏ và đắp thêm đất vào mộ. Việc cắt cỏ và đắp đất lên mộ gọi là tảo mộ. Mặt khác, vào thời gian này, đẹp trời, nhân đi tảo mộ, người ta có thể đi chơi ở ngoại thành ngắm cảnh, nên còn gọi là đạp thanh.

    Đối với người Việt, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về Tổ tiên, cội nguồn.

    Đối với người Việt, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về Tổ tiên, cội nguồn.

    Thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam. Bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ Tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

    Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất Tổ. Người dân nhiều nơi kết hợp Tết Thanh minh với Tết Hàn thực, tức ngày bánh trôi bánh chay, được tổ chức vào ngày 3 tháng Ba Âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế Tết Thanh minh đi theo quy luật vận hành của mặt trời – lịch Dương, chứ không theo lịch mặt trăng – lịch Âm, thường rơi vào tháng Tư Dương lịch.

    Đối với người Việt, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về Tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày Tết Thanh Minh cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

    Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.

    Văn khấn cúng Tết Thanh minh chuẩn nhất 

    Tết Thanh minh năm 2020 rơi vào ngày 12/3 Âm lịch, tức thứ Bảy ngày 4/4/2020 Dương lịch.

    Tết Thanh minh năm 2020 rơi vào ngày 12/3 Âm lịch, tức thứ Bảy ngày 4/4/2020 Dương lịch.

    Tết Thanh minh năm 2020 rơi vào ngày 12/3 Âm lịch, tức thứ Bảy ngày 4/4/2020 Dương lịch. Người Việt thường cúng Tết Thanh Minh tại cả hai nơi là ở gia đình và phần mộ tổ tiên.

    Bài văn khấn cúng Tết Thanh minh tại nhà (Theo sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam):

    Gia chủ sửa sang quần áo nghiêm túc, đứng trước hương án, thắp hương, đốt đèn, sau đó khấn:

    Nam mô A di Đà Phật!

    Nam mô A di Đà Phật!

    Nam mô A di Đà Phật!

    Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

    Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

    Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

    Hôm nay là ngày… tháng… năm…

    Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

    Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

    Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

    Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

    Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

    Nam mô A di Đà Phật!

    Nam mô A di Đà Phật!

    Nam mô A di Đà Phật!

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều