Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoNghệ thuật sốngTập nói lời xin lỗi

    Tập nói lời xin lỗi

    Sống trên đời này không ai là không có lỗi. Khắp thế gian này không người nào dám tự hào là mình không có lỗi, nên phải biết nói lời xin lỗi.

    Ai cũng có lỗi

    Người xưa nói “Nhân vô thập toàn”. Nghĩa là làm người không ai hoàn toàn, mà không hoàn toàn tức là còn có lỗi, có sai sót. Hầu hết mọi người còn sống trong mê, trong cái tương đối, cho nên không thể nào tránh khỏi lỗi lầm. Nếu người hoàn toàn không có lỗi chắc là hiền thánh rồi. Còn là phàm nhân thì ai cũng có lỗi, có sai sót, đâu thể tự hào là mình không có lỗi, chính cái tâm tự hào là lỗi rồi.

    Nếu không biết tự kiểm tra lại mình thì đó là một thiếu sót lớn, là thiếu tu. Bởi vì phàm nhân thì phải còn có sai sót, mà có sai có lỗi thì phải sửa.

    Nếu không biết tự kiểm tra lại mình thì đó là một thiếu sót lớn, là thiếu tu. Bởi vì phàm nhân thì phải còn có sai sót, mà có sai có lỗi thì phải sửa.

    Có ông Cừ Bá Ngọc năm 20 tuổi ông đã biết kiểm lại mình và biết lỗi để tận sửa sai sót. Khi qua tới năm 21 tuổi, kiểm lại thì ông thấy lỗi cũng chưa hết. Rồi qua năm 22 tuổi nhìn lại năm 21 tuổi thấy cũng vẫn còn có sai sót. Như vậy, cứ mỗi năm ông tự kiểm lại, tự sửa đổi. Đến năm 50 tuổi vẫn còn nhận ra lỗi lầm của năm 49 tuổi. Thế là phải sửa suốt đời chứ không phải sửa một năm hay hai năm là đủ.

    - Advertisement -

    Câu chuyện trên là bài học kinh nghiệm giúp chúng ta bắt chước tập nhìn kiểm lại một năm qua để sửa lỗi và chuẩn bị cho năm tới không còn sai sót. Nhờ vậy, chúng ta dẹp bớt tâm tự hào và thường tự kiểm tra lại mình.

    Không cố chấp, tự mãn, tự cao, tự đại

    Nếu không biết tự kiểm tra lại mình thì đó là một thiếu sót lớn, là thiếu tu. Bởi vì phàm nhân thì phải còn có sai sót, mà có sai có lỗi thì phải sửa. Phải thường tự kiểm tra lại mình để thấy được lỗi, để có tâm khiêm tốn vừa là tự sửa, vừa loại bỏ được tâm tự phụ. Tự phụ là luôn cho mình không có lỗi, luôn luôn đúng, lúc nào cũng hay nên không chịu nghe lời khuyên của ai hết. Từ tự phụ dần đưa đến tự cao tự đại, mà khi đã thành tự cao tự đại thì sao? Hòa thượng Tuyên Hóa giải thích theo kiểu chiết tự chữ Hán: Chữ tự “自” đi với chữ đại “大” thành chữ xú “臭 ” nghĩa là hôi thối. Vậy tự đại là hôi thối.

    Giống như chậu đầy đá tưởng rằng đã đầy rồi, nhưng nếu tìm sâu hơn nữa thì chậu vẫn chưa đầy. Cho nên, khi bỏ cát vào thì vẫn còn có thể chứa được; rồi cát cũng còn có khoảng hở, nên khi bỏ vôi vào thì cũng chưa thấm gì, đổ nước vào cũng vậy.

    Giống như chậu đầy đá tưởng rằng đã đầy rồi, nhưng nếu tìm sâu hơn nữa thì chậu vẫn chưa đầy. Cho nên, khi bỏ cát vào thì vẫn còn có thể chứa được; rồi cát cũng còn có khoảng hở, nên khi bỏ vôi vào thì cũng chưa thấm gì, đổ nước vào cũng vậy.

    Khi biết được những ý nghĩa này rồi thì mỗi người phải khéo tự kiểm tra lại mình để khiêm tốn trở lại. Một khi đã quen tự cao tự đại thì cho là mình hay, là cao nên không chịu nhận lỗi, có khi thà chết cũng không nhận lỗi. Đó là nguy hiểm, là lỗi lầm rất lớn.

    Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có câu chuyện về một chàng trai tính tình cố chấp (cũng là tự phụ). Hôm đó, anh ta ngồi xe ngựa để đi phương Bắc, giữa đường gặp người bạn già lớn tuổi, mới hỏi: “Anh đi đâu vậy?” Anh đáp: “Tôi muốn đi đến nước Sở”. Ông bạn mới hỏi: “Anh đến nước Sở à! Nghe nói nước Sở ở phương Nam sao anh lại đi phương Bắc, chắc là anh đi ngược đường rồi”. Lúc ấy, nếu anh ta là người khéo biết lắng nghe thì kiểm lại, thấy đi sai đường liền chuyển hướng. Đằng này, anh ta không chịu nhận sai mà còn biện bác trở lại. Nói: “Không sao, ngựa của tôi rất giỏi, anh không phải lo”.

    Ông bạn nghe vậy, nói: “Ngựa dù giỏi mà đi lầm thì càng đi càng xa”. Nhưng anh vẫn khăng khăng không chịu nghe. Anh nói: “Bác chẳng cần phí tâm như vậy, tôi có đủ lộ phí để đi đường”. Ông bạn già mới nói: “Tiền đi đường của anh dù có nhiều, nhưng phương hướng đã không đúng rồi thì anh làm sao đến được nước Sở dù có tiền đầy túi”. Đến như vậy mà anh ta vẫn cố chấp không nghe. Lại nói: “ Cũng không hề gì, tôi có một người xa phu rất giỏi đánh ngựa”. Anh ta cứ cố chấp bảo vệ cái lý của mình, mặc cho ông bạn lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm giải thích tận tình. Đó gọi là chết cũng không nhận lỗi.

    Vậy, cuối cùng anh ta sẽ đi đến đâu? Dù cho có nhiều lộ phí, có ngựa giỏi, có xa phu giỏi nhưng mà lạc đường thì làm sao đi tới đích? Cho nên, nếu biết quay lại từ đầu thì đã nhẹ nhàng, còn khi lạc rồi mà quay trở lại thì càng xa nữa, bởi vì ngựa giỏi chạy càng nhanh thì lạc càng xa. Đó gọi là thiếu tinh thần biết lắng nghe, biết nhận lỗi, khiến người nhìn thấy chỉ biết lắc đầu thương xót.

    Phải biết tự tập đức tính khiêm tốn, thường biết kiểm tra lại mình để tránh bớt lỗi lầm, đó là điều quý nhất.

    Phải biết tự tập đức tính khiêm tốn, thường biết kiểm tra lại mình để tránh bớt lỗi lầm, đó là điều quý nhất.

    Đó là một bài học kinh nghiệm cho chúng ta, không nên học theo kiểu đó, không tự phụ, phải biết lắng nghe, tự sửa đổi, biết tự kiểm tra lại mình.

    Nhà thiền cũng có câu chuyện, một vị tăng đến bạch với Thiền sư Vô Đức: “Bạch thầy, thời gian con tham học dưới tòa của thầy đã đủ, nay xin từ giã thầy đi du phương hành khước”. Thiền sư Vô Đức bảo: “Làm sao biết đã đủ ?”. Vị thiền tăng thưa: “Dạ, bạch thầy, đủ tức là đầy rồi, cho vào không được nữa”. Thiền sư mới bảo: “Trước khi đi ông hãy đem đến đây một cái chậu đựng đầy đá, ta có chuyện nói với ông”. Ông tăng vâng lời làm theo. Thiền sư Vô Đức nhìn chậu đá nói: “Chậu đá này đầy chưa? ”. Vị tăng trả lời là đã đầy.

    Thiền sư Vô Đức lắc đầu, thuận tay bốc một nắm cát bỏ vào chậu, không có hạt cát nào tràn ra ngoài, vậy là chưa đầy. Ngài mới hỏi lại: “Vậy đã đầy rồi ư ?” Vị học tăng thấy Thiền sư bỏ nắm cát vào chậu đã phả mặt bằng rồi nên trả lời : “Dạ đầy rồi”. Thiền sư Vô Đức mới lấy một nắm vôi bỏ thêm vào, không thấy chút bột vôi nào tràn ra ngoài, cũng chưa đầy. Ngài hỏi lại: “Vậy đã đầy rồi ư?”. Vị học tăng thưa: “Dạ, đầy rồi”. Thiền sư lại đổ vào chậu một chén nước, cũng không có giọt nào tràn ra ngoài. Thiền sư Vô Đức lại hỏi: “Đã đầy rồi ư?”. Lúc này vị học tăng há hốc miệng không thể trả lời, không còn tự hào cho là sự học đã đủ.

    Câu chuyện trên đủ cảnh tỉnh người nào còn mang tâm tự hào, tự mãn, cho cái hiểu, cái thấy, cái biết của mình đúng. Sự kiện này khiến thầy tăng phải luôn cảnh giác tâm tự mãn, biết khiêm tốn học tập.

    Có tự kiểm tra lại mình mới thấy được những sai sót; có thấy sai sót bản thân và thấy cả sai sót của người, nhờ vậy khởi lòng cảm thông và bớt tâm tự phụ.

    Có tự kiểm tra lại mình mới thấy được những sai sót; có thấy sai sót bản thân và thấy cả sai sót của người, nhờ vậy khởi lòng cảm thông và bớt tâm tự phụ.

    Chúng ta cũng vậy, nhiều khi chỉ thấy biết theo chủ quan của mình, đâu biết bên trong ngầm vẫn còn có những kẻ hở, những sơ sót chưa thấy hết được. Giống như chậu đầy đá tưởng rằng đã đầy rồi, nhưng nếu tìm sâu hơn nữa thì chậu vẫn chưa đầy. Cho nên, khi bỏ cát vào thì vẫn còn có thể chứa được; rồi cát cũng còn có khoảng hở, nên khi bỏ vôi vào thì cũng chưa thấm gì, đổ nước vào cũng vậy.

    Để thấy rằng cái nhìn chủ quan tự cho mình là đầy, là đủ rồi thì đó là sai lầm. Phải biết tự tập đức tính khiêm tốn, thường biết kiểm tra lại mình để tránh bớt lỗi lầm, đó là điều quý nhất. Nếu ai tự cho mình là đủ, là đúng là hay thì nên kiểm lại, đó là kinh nghiệm tự cảnh tỉnh bản thân.

    Một câu chuyện khác, có vị thiền tăng tên là Tenno, đến tu học với Thiền sư Nan-in 10 năm. Một hôm, thiền tăng Tenno tự cho mình đã đầy đủ công phu tu tập rồi nên đến từ giã thầy để xuống núi. Thiền sư nói: “ Được, thời gian cũng đủ rồi. Nhưng ta muốn hỏi con: Trước khi vào thất, con để cây dù ở bên phải hay bên trái đôi dép của con vậy?”. Bị Thầy hỏi bất ngờ nên vị tăng bối rối suy nghĩ trả lời. Thiền sư bắt vị tăng ở lại thêm một thời gian nữa. Sau đó, lần thứ hai, vị tăng đến từ giã xin đi. Thiền sư cũng hỏi bất ngờ: “Lúc vào đây, con bỏ dép ở chân nào trước?”. Vì không chú ý, nên vị tăng phải suy nghĩ để trả lời.

    Vì chủ quan, chúng ta hay cho là mình tốt hoặc được rồi, nhưng người ngoài nhìn vào thấy vẫn còn chưa được. Cho nên phải giảm bớt tính chủ quan, vì chủ quan dễ đưa đến tự phụ, rồi tự cao, tự đại.

    Vì chủ quan, chúng ta hay cho là mình tốt hoặc được rồi, nhưng người ngoài nhìn vào thấy vẫn còn chưa được. Cho nên phải giảm bớt tính chủ quan, vì chủ quan dễ đưa đến tự phụ, rồi tự cao, tự đại.

    Vừa suy nghĩ thì Thiền sư nói như vậy không được, hỏi thì phải trả lời ngay, nên bắt vị tăng phải ở lại mấy năm nữa. Qua mấy năm, vị tăng thấy mình đã thành tựu thiền đến mức khả quan, nên lại đến từ giã thầy với một niềm tự tin vững chãi. Thiền sư nhìn vị tăng cười bảo: “Thôi được, con đi cũng tốt. Trời đang gió lạnh, con hãy giúp thầy đóng cửa sổ”. Vị tăng mừng quá, nhanh tay đóng cửa phát ra tiếng động lớn. Thiền sư bắt vị tăng ở lại thêm mấy năm nữa. Nhờ vậy, sau này vị tăng đó trở thành một Thiền sư nổi tiếng ở nước Nhật. Đây cũng là bài học để mỗi người chúng ta tập tính khiêm tốn, bớt lòng tự hào cũng vừa tự kiểm tra lại mình.

    Vì chủ quan, chúng ta hay cho là mình tốt hoặc được rồi, nhưng người ngoài nhìn vào thấy vẫn còn chưa được. Cho nên phải giảm bớt tính chủ quan, vì chủ quan dễ đưa đến tự phụ, rồi tự cao, tự đại. Đây là những bài học hiện thực trong cuộc sống tu hành của chúng ta, phải luôn luôn tự kiểm tra bản thân để tu tiến. Có tự kiểm tra lại mình mới thấy được những sai sót; có thấy sai sót bản thân và thấy cả sai sót của người, nhờ vậy khởi lòng cảm thông và bớt tâm tự phụ.

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều