Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànChuyên đề sự kiệnTản mạn Chủ nhật: Chúng sinh, vô minh, nhân quả

    Tản mạn Chủ nhật: Chúng sinh, vô minh, nhân quả

    1.“Chúng sinh”: là một danh từ dùng để chỉ tất cả những gì có sự sống, nói chung; có khi chuyên dùng để chỉ người và động vật (nói tổng quát), theo cách nói trong đạo Phật.
    Gần đây,các nhà khoa học mới ”tá hoả tam tinh” lên khi phát hiện ra rằng vì rất nhiều loài côn trùng tuyệt chủng và có nguy cơ tuyệt chủng đe dọa đến sự sống còn của loài người.

    Thế nhưng,26 thế kỷ trước bậc giác ngộ Như Lai -đấng khai sáng Phật giáo-Đã nêu ra những quy luật, định luật, nói về sự vô ngã ,vô thường và nhân quả…Ngài lại định ra mùa “an cư kiết hạ”và khuyến cáo học trò của mình hãy chú ý không dẫm lên những chúng sinh vô tội đó là những con vật nhỏ bé như côn trùng…

    2.Vô minh: Đó là sự thiếu sáng suốt và ngu xuẩn. Kinh điển Phật giáo chỉ ra rằng: Vô minh chỉ nhận thức sai lầm về bản ngã và thế giới xung quanh. Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lý “Duyên khởi với mười hai nhân duyên”, là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi. Vô minh cũng là một trong ba ô nhiễm, Tam lậu, một trong ba phiền não và khâu cuối cùng của mười trói buộc.

    Vô minh là cách nhìn thế giới sai lạc, cho thế giới là thường còn, mà thế giới có thật chất là vô thường. Vô minh làm cho con người tưởng lầm thế giới có một tự ngã.

    - Advertisement -

    3.Nhân quả: Trong cuộc sống thường ngày khi chúng ta làm một việc gì đó, nói một câu hay thậm chí một ý nghĩa trong đầu thì đó là đang gieo cái nhân tức đang tạo ra nghiệp… Đó là một quy luật khách quan, hay còn gọi là “luật nhân quả” trong cuộc sống con người. Theo kinh điển Phật giáo Quy luật này có mối liên hệ mật thiết biện chứng với mọi sự vật,hiện tượng.Thậm chí Quy luật này có mối liên hệ mật thiết với sự sống chết luân hồi.
    Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

    Hãy cứ thử hình dung, trái đất hiện nay so với 26 thế kỷ trước, để chúng ta hiểu vì sao Đức Phật tổ Như lai gọi muôn loài của sự sống là chúng sinh và loài người suốt 26 thế kỷ qua là vô minh, hay vô minh? Âu cũng là quy luật nhân quả. Song, sửa sai muộn còn hơn không!

    31/5/2020

    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều