Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Khác
    HomePhật HọcPháp môn tu tậpSự không chắc chắn tất yếu

    Sự không chắc chắn tất yếu

    Dù cho cố gắng nhiều bao nhiêu chăng nữa, khả năng phán đoán của con người luôn luôn không hoàn hảo. Trừ phi chúng ta là một nhà thấu thị hay có sự hiểu biết vô biên. Chúng ta không bao giờ nhìn được toàn bộ bức tranh, và không bao giờ biết được tất cả mọi nguyên nhân đưa đến bất kỳ tình huống nào.
    Con người cũng không thể nào thấy trước mọi hậu quả của các hành động của mình. Luôn luôn có một yếu tố nào đó không chắc chắn. Điều quan trọng là phải thừa nhận điều này, nhưng không cần phải lo lắng.
    dalai lama.jpg
    Đức Dalai Lama
    Chúng ta cũng không cần phải thất vọng về giá trị của sự phán đoán bằng lý luận. Thay vào đó, nhận thức này khiến chúng ta hành động với sự khiêm tốn và thận trọng. Đôi khi phải thừa nhận rằng chúng ta không biết câu trả lời, và điều này cũng có thể có ích.
    Nếu không biết điều gì đó, tốt hơn là chúng ta nên công khai thừa nhận, hơn là giả vờ biết chắc chắn vì sự tự đắc hay kiêu căng vô lối.
    Sự không biết chắc này là một lý do nữa cho thấy tại sao đạo đức lại phải dựa trên cơ sở động cơ, như tôi đã nói, hơn là đơn thuần dựa trên sự cân nhắc các hậu quả.
    Trên thực tế, những hậu quả của các hành động của chúng ta thường không nằm trong phạm vi kiểm soát của mình. Điều chúng ta có thể kiểm soát là động cơ và trong sự sử dụng các khả năng lý luận, phán đoán của mình.
    Khi kết hợp hai yếu tố này lại, thì chúng ta có thể bảo đảm rằng mình đang làm hết khả năng rồi.
    Dalai Lama
    (trích Beyond Religion: Ethics for a Whole World)

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều