Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Khác

    Sách với bạn đọc

    Có thể nói, bất kỳ một tác giả nào cũng mong muốn nhận được những hồi âm hoan hỷ và ca ngợi từ độc giả của mình. Người viết những dòng này cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, cuốn sách “Những khúc thiền ca”(Vượt qua đại dịch Covid-19)lại có một lý do “riêng có”. Xin “sao chép” hai bài viết dưới đây của tác giả và một bài viết của một người bạn vong niên để nói về cuốn sách này:
    TÔI VIẾT”MỖI NGÀY MỘT KHÚC THIỀN CA”
    Toàn nhân loại đã, đang và tiếp tục phải đối diện với trận đại dịch chưa từng có trong lịch sử loài người. Đó là dịch bệnh vi-rút viêm phổi chủng mới Corona-Phát xuất từ Vũ Hán-Trung Quốc Covid-19!
    Tính đến nay(28/4/2020) toàn thế giới đã có hơn 3 triệu ca mắc nhiễm và hơn 21 vạn người bị thiệt mạng.Thật là đau lòng!
    Rất đỗi tự hào về Việt Nam chúng ta. Ngay từ những ngày đầu,Thủ tướng Chính phủ ta đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng và mạnh mẽ“Chống dịch như chống giặc”!
    Thông điệp rất ngắn gọn này chứa đựng rất nhiều ý nghĩa,thể hiện quyết tâm chính trị cực kỳ mạnh mẽ và dứt khoát-Mang tính dự báo rất chính xác!
    Vì vậy,đã hiệu triệu tuyệt đại đa số các tầng lớp nhân dân và các tôn giáo ủng hộ triệt để. Cũng từ quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân,các tôn giáo trong cả nước mà chúng ta đã thu được những thành tựu rất đáng tự hào,mà các số liệu được thông tin hằng ngày,hằng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng là minh chứng cụ thể nhất.
    Là một người mộ Phật và chuyên nghiên cứu về hệ thống triết lý kinh điển của Phật giáo.Tôi thường xuyên viết cho báo Phật giáo Việt Nam liên tục trong thời gian qua,để đồng hành ”Chống dịch như chống giặc”.
    Ý thức rõ vì sao Liên hiệp quốc lại ghi nhận và tôn vinh những cống hiến của Phật giáo cho nhân loại bằng việc tổ chức đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc hằng năm(Vesak)? Tất nhiên,những chân lý,quy luật,định luật,khái niệm của hệ thống triết lý vi diệu của Phật giáo ngày càng chinh phục trí tuệ và khoa học của nhân loại.
    Trong Phật giáo,Hành thiền gồm một số lượng lớn các hoạt động (giống như các môn thể thao) bao gồm các kỹ thuật được thiết kế để thúc đẩy thư giãn, xây dựng năng lượng nội tại hay sinh lực (khí, prana, v.v…) và phát triển lòng từ bi,tình yêu, sự kiên nhẫn, khoan dung và tha thứ. Một tham vọng lớn của hành thiền là nhằm vào việc tập trung dễ dàng để duy trì sự tập trung hoàn toàn vào thực tại.Nghĩa là,để cho các thiền nhân tận hưởng một cảm giác hạnh phúc không thể phá vỡ khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trong cuộc sống…Trong những bài viết có nhan đề là”Thiền và hành thiền khi viết”; ”Tâm an lạc:”vắc xin”đặc hiệu trước Covid-19”;”Phật giáo và đấu tranh” tôi bỗng loé lên ý nghĩ: thơ lục bát đó là”Quốc bảo”hàng ngàn năm nay tổ tiên ta để lại, rất dễ,nhớ dễ thuộc và dễ đi vào lòng người…Triết lý kinh điển của Phật giáo rất khoa học,biện chứng và vi diệu.Nếu dùng thơ lục bát để đưa đến cho cộng đồng những tri thức ấy làm phương tiện và là vũ khí để “Chống dịch như chống giặc”-Tại sao không(?)
    Để thực hiện ý tưởng này.Tôi đã tự nêu ra cho mình một tiêu chí:”Mỗi ngày một khúc thiền ca”. Và một điều lạ lùng là, ngày nào tôi cũng say mê gieo vần lục bát.Tôn vinh sự thánh thiện của Từ-Bi-Hỷ-Xả trong việc hoá giải nỗi khổ niềm đau cho nhân loại.
    Những ai đọc những khúc thiền ca này, xin khoan vội cảm ơn và tán thán tác giả. Mà xin hãy dành những lời tri ân về thơ lục bát của tổ tiên, và cái ”duyên” thiện lành của dân tộc Việt Nam chúng ta đối với triết lý kinh điển của Phật giáo!
    Mong lắm thay./.
    28/4/2020,Luật gia TRẦN THÚC HOÀNG
    VỀ CUỐN SÁCH “45 KHÚC THIỀN CA”
    Có thể nói,cuốn sách “45 khúc thiền ca”(Vượt qua đại dịch Covid) là một cuốn nhật ký bằng thơ lục bát được viết từ đầu năm đến nay.
    Ban đầu là chuyên mục “Mỗi ngày một khúc thiền ca” được Phật giáo online đăng tải hằng ngày . Đến nay đã là khúc thứ 98, khúc ngắn nhất là 30 câu lục bát khúc dài nhất là 80 câu lục bát. Ban đầu, tác giả định in 36 khúc thiền ca thành một tập sách để kịp thời động viên đồng bào, chiến sĩ trong cả nước vì kỳ tích vượt qua đại dịch. Sau đó nhà văn Võ Thị Xuân Hà (Cầm Kỳ),một nhà văn đầy năng lượng sáng tạo,đã đặt tên cho quyển sách là ”45 khúc thiền ca”(Vượt qua đại dịch Covid-19”). Toàn bộ là những khái niệm, định luật và chân lý căn bản của triết lý kinh điển Phật giáo. Tác giả muốn dùng thể thơ lục bát đặc sắc Việt Nam để chuyển tải thông điệp “Từ-Bi -Hỷ-Xả” của nhà Phật để phóng tâm “tứ vô lượng” truyền năng lượng tích cực ,để giữ tâm an lạc trong mọi tình huống, nhất là trước nguy cơ của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
    Sách đã được gửi tặng Thủ tướng Chính phủ 1000 cuốn để úy lạo những vị Bồ tát là đội ngũ thầy thuốc, y-bác sĩ ,các chiến sĩ Bộ đội, Công an đã chấp nhận dấn thân vì sự an toàn của đồng bào trước đại dịch. Đồng thời tác giả cũng gửi tặng (cúng dường)Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam 1000 cuốn để động viên các vị chư Tăng và Phật tử đã luôn luôn giữ tâm an lạc trong tu và hành. Hy vọng sau hai tuần giãn cách xã hội ở Đà Nẵng thành công, thì tác giả sẽ in tiếp trọn bộ tập tiếp theo “99 khúc thiền ca”(Vượt qua đại dịch).Theo tin nhắn của một biên tập viên, nguyên là học sinh chuyên văn, nay đang là biên tập viên ở một nhà xuất bản, thì ,”kể từ ngày tiếp cận những khúc thiền ca đến nay, bạn ấy đã có một thói quen là mỗi ngày khi đến cơ quan, động tác đầu tiên là mở máy tính để đọc bất kỳ khúc thiền ca nào mà tác giả đã gửi, và mỗi lần như vậy lại cảm thấy rất hoan hỉ An Lạc và tăng năng lượng tích cực trong cuộc sống và công tác”.Thật vui.
    Hôm qua, tác giả nhờ bạn ấy “đếm dùm” thì sau đó bạn ấy hoan hỉ nhắn tin báo lại rằng: ”Tổng của 94 khúc thiền ca là 4.256 câu đơn, tức là 2.128 cặp lục bát”. Như vậy,nếu đến khúc thứ 99 thì khoảng 4500 câu lục bát. (Riêng khúc thứ 97 được tác giả viết theo thể loại”Song thất lục bát”). Hy vọng cuốn “99 khúc thiền ca” (Vượt qua đại dịch Covid-19) sẽ sớm đến với độc giả và cũng là tâm nguyện của tác giả .Rất mong chân lý nhân quả và tinh thần từ bi hỷ xả của triết lý kinh điển Phật giáo sẽ được lan tỏa nhiều hơn nữa- Để vượt qua đại dịch Covid-19 và ứng phó với mọi cơn gió vô thường của cuộc đời.
    Mong lắm thay !
    Theo dõi chuyên mục “Mỗi ngày một khúc thiền ca” của Phật giáo online. Người viết những dòng này đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đó là cái cách “Quốc hồn, quốc tuý” di sản của tổ tiên để lại được báo Phật giáo online sử dụng làm một chuyên mục “Thơ Thiền”.
    Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Tá, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban Dân tộc Chính phủ
    Cảm nhận từ “Khúc thiền ca thứ nhất” đến bây giờ là khúc thiền ca thứ 45: Đó là sự thiền định và tuệ của một người giác ngộ và tất cả những gì lắng động nhất của văn hóa Việt Nam. Đặc biệt trước đó trong bài thơ ”Gieo vần lục bát Như Lai, tác giả đã bày tỏ:
    “Lục bát- Di sản tổ tiên
    Những vần ”Quốc bảo” gieo thiền Như Lai
    Hai sáu thế kỷ Phật đài
    Biển trời chân lý Như Lai tỏ tường…”
    Xuyên suốt “42 khúc thiền ca”-gọi là “khúc” nhưng có khi khúc thiền ca hôm nay thì 20 đến 30 câu lục bát và có khúc thiền ca nên đến cao trào lại đến …80 câu lục bát(!) Cứ như vậy, những vần lục bát cứ tuôn trào theo một sự phát triển cực kỳ biện chứng như di sản của tổ tiên để lại…
    và đến hôm nay khi đọc lại “42 khúc thiền ca vượt qua đại dịch” gồm hơn 2500 câu lục bát của tác giả thì mới thấy lại được cái sự sững sờ nếu đứng ngoài cuộc(?)
    Không còn nghi ngờ gì nữa “Luc bát”- đó là quốc hồn quốc túy của tổ tiên để lại, đã được tác giả tri ân, như hằng ngày hằng giờ tâm sự với chúng ta để cùng nhau tôn vinh thể thơ có một không hai của đất nước Việt Nam chúng ta(!)
    Đặc biệt, Lục bát đã thấm đẫm vào thiền. Và thiền như thấm đẫm vào lục bát, cứ như thế, thiền ca lục bát Như Lai và mỗi ngày một khúc thiền ca không những chỉ cùng ai mà cùng Như Lai và tất cả chúng ta vượt qua đại dịch(!)
    Tự hào thay, thể thơ lục bát, di sản của tổ tiên- đó là quốc hồn quốc túy của dân tộc. Quốc hồn quốc tuý của mấy ngàn năm Văn hiến Việt Nam hoà quyện với tinh thần Từ- Bi- Hỷ- Xả của Phật giáo.
    Lành thay!
    Hà Nội, 20/6/2020 (Những ngày vượt qua đại dịch )
    Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Tá
    Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban Dân tộc Chính phủ.
    Xem thêm tại:>> Thơ văn Phật giáo
    Và cuốn sách cũng đã được tác giả “giao nhiệm vụ” cho Trung tướng Nguyễn Văn Đủ-Nguyên Chính uỷ Trường Sỹ quan Chính trị, người bạn đồng môn gửi tặng Thư viện Trường Sỹ quan Chính trị 160 cuốn. Có lẽ, Cụ thân sinh của anh (năm nay đã 90 tuổi cũng )là một nhà thơ đồng hương với “thằng cháu Trần Đăng Khoa”, Đại tá Nguyễn Hòa Văn, nguyên Tổng biên tập báo Biên phòng, nay đang là Giám đốc Cổng Thông tin Điện tử Hội nhà báo Việt Nam là những bạn đọc đầu tiên. Hy vọng rằng, tinh thần từ bi hỷ xả và chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam sẽ sớm đến tay bạn đọc.
    A Di Đà Phật !
    5/8/2020
    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

     

    - Advertisement -

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều