Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Khác
    HomeĐời Sống Xã HộiPhương thuốc của lòng vị tha

    Phương thuốc của lòng vị tha

    Ở Tây Tạngchúng tôi nói rằng nhiều căn bệnh có thể được chữa trị bằng một loại thuốc của tình yêu thươngvà lòng từ bi. Những phẩm chất này là nguồn gốc tối hậucủa hạnh phúc con người, và nhu cầu của chúng nằm ở ngay trong tâm khảm của chúng taThật không may, tình thương yêu và lòng từ bi đã bị bỏ qua trong quá nhiều lĩnh vực tương tác xã hội quá lâu. Thường chỉ giới hạntrong gia đình và dòng tộc, việc thực hành trong cuộc sống cộng đồng được xem là không khả thi, thậm chí là ngây thơ khờ khạo. Đây là bi kịch. Theo quan điểm của tôi, thực hành từ bi không chỉ là một triệu chứng của chủ nghĩa lý tưởng phi thực tế mà còn là cách hiệu quả nhất để theo đuổi sự quan tâm tốt nhất đối với người khác cũng như cho chính chúng taChúng ta càng là một quốc gia, một nhóm hay là cá thể – phụ thuộcvào người khác, thì chúng ta càng phải có sự quan tâm tốt nhất để đảm bảo cho sự hạnh phúc của họ.

    Thực hành vị tha là nguồn gốc thực sự của sự thỏa hiệp và hợp tác; chỉ nhận ra nhu cầu của chúng tađối với sự hài hòa không thôi là chưa đủ. Một cái tâm cam kết đối với từ bi giống như một bể chứa tràn ngập – một nguồn năng lượng dồi dào không dứt, sự quyết tâm và lòng tốt. Đây như là một hạt giống; Khi được gieo trồng, sẽ phát sinh nhiều phẩm chất tốt khác, như là sự tha thứ, lòng khoan dungsức mạnh nội tâm và sự tự tin để vượt qua sợ hãi và bất anTâm bi mẫn giống như thuốc tiên; Nó có khả năng chuyển hóa tình huống xấu thành những lợi ích. Vì thế, chúng ta không nên hạn chế tình cảm đối với gia đình và bạn bè. Lòng từ bi không chỉ là trách nhiệm của hàng giáo phẩm, nhân viên chăm sóc sức khoẻ và các nhà hoạt động xã hội. Đó là nhiệm vụ cần thiết của mọi thành phần trong cộng đồngnhân loại.

    Cho dù sự mâu thuẫn nằm trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh hay tôn giáo, thì phương pháp vị tha luôn là cách duy nhất để giải quyết nó. Đôi khi chính những quan niệm mà chúng ta sử dụng để suy ngẫm về mối bất hòa lại là nguyên nhân của vấn đề. Vào những thời điểm đó, khi một giải pháp dường như bất khả thi, cả hai bên nên nhớ lại bản chất con người cơ bản để kết hợp họ lại. Điều này sẽ giúp phá vỡ bế tắc, và về lâu dài, giúp dễ dàng hơn cho tất cả mọi người đạt được mục tiêu. Cho dù không có bên nào hoàn toàn hài lòng, nếu cả hai cùng nhượng bộ, thì ít nhất nguy cơ xung đột sẽ được ngăn chặn. Chúng ta đều biết rằng hình thức thỏa hiệp này là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề – vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng nó thường xuyên hơn?

    Khi tôi xem xét sự thiếu hợp tác trong xã hội loài người, tôi chỉ có thể kết luận rằng nó bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về bản chất phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta. Tôi thường cảm động bởi ví dụ về những loài côn trùng nhỏ, chẳng hạn như loài ong. Quy luật tự nhiên cho thấy rằng, ong làm việc cùng nhau để tồn tại. Kết quả là, chúng có một ý thức bản năng trách nhiệm xã hội. Chúng không có hiến pháppháp luật, cảnh sát, tôn giáo hay huấn luyện đạo đức, nhưng vì bản chất tự nhiên, chúng cùng nhau làm việc một cách trung thànhThỉnh thoảng chúng có thể đánh nhau, nhưng nhìn chung toàn bộ lãnh thổ tồn tạitrên cơ sở hợp tác. Nói cách khác, con người có hiến pháp, có hệ thống pháp lý rộng lớn và lực lượng cảnh sát; chúng ta có tôn giáotrí thông minh đáng kể và một trái tim có khả năng yêu thương tuyệt vời. Nhưng mặc dù có nhiều phẩm chất phi thường, trong thực tế chúng ta tụt lại phía sau những con côn trùng nhỏ bé; trong vài khía cạnh, tôi cảm thấy chúng ta nghèo nàn hơn những con ong.

    - Advertisement -

    Ví dụ, hàng triệu người sống cùng nhau ở các thành phố lớn trên thế giới, mặc dù có sự gần gũi này, nhưng nhiều người vẫn cô đơn. Một số không có ai để chia sẻ cảm xúc sâu sắc nhất của họ, và sống trong một trạng thái bối rối triền miên. Điều này thật đáng buồn. Chúng ta không phải là những động vậtđơn độc chỉ kết hợp để lấy nhauNếu thế, tại sao chúng ta xây dựng các thành phố và thị trấn lớn? Nhưng mặc dù chúng ta là động vật xã hội buộc phải chung sống với nhauthật không may, chúng tathiếu ý thức trách nhiệm đối với con người đồng loại của mình.Có phải lỗi nằm trong kiến trúc xã hội của chúng ta – cấu trúc cơ bản của gia đình và cộng đồng hỗ trợ xã hội của chúng ta? Có phải là phương tiện bên ngoài – máy móc, khoa học và công nghệ của chúng ta? Tôi không nghĩ vậy.

    Tôi tin rằng bất chấp những tiến bộ nhanh chóng tạo nên bởi nền văn minh trong thế kỷ này, nguyên nhân trực tiếp nhất của tình trạng khó xử hiện nay của chúng ta là sự coi trọng không chính đáng của chúng ta đối với việc chỉ phát triển vật chấtChúng ta đã quá say mê theo đuổi nó mà thậm chí ta không biết điều đó, chúng ta đã bỏ bê việc nuôi dưỡng những nhu cầu cơ bản nhất của con người về tình yêu thường, lòng tử tế, sự hợp tác và chăm sóc. Nếu chúng ta không biết ai hoặc không tìm thấy một lý donào khác vì cảm thấy không liên quan đến một cá nhân hoặc một nhóm cụ thể nào đó, thì đơn giảnchúng ta chỉ cần bỏ qua. Nhưng sự phát triển của xã hội loài người đều dựa hoàn toàn trên sự giúp đỡ lẫn nhau. Một khi chúng ta đã mất đi nhân tính thiết yếu đó là nền tảng của mình, thì có nghĩa lý gì đâu để chúng ta chỉ theo đuổi sự cải thiện về vất chất.

    Đối với tôi, thật rõ ràng là: một trách nhiệm thực sự có thể đưa đến kết quả nếu chúng ta phát triển lòng từ bi. Chỉ có cảm giác tự phát khởi về lòng cảm thông đối với người khác thì mới thực sự có thể thúc đẩy chúng ta hành động nhân danh họ.

    (Nguồn: dalailama.com)

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều