Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác

    Phật giáo và đấu tranh

    Rất nhiều người lầm tưởng và cho rằng Phật giáo”là thủ tiêu đấu tranh”. Đó là quan điểm hết sức sai lầm vì chưa tiếp cận hoặc tiếp cận một cách hời hợt với tư tưởng và triết lý nhân văn cao cả và vi diệu của Phật giáo!
    Cách đây không lâu trong bài viết “Đức Phật và Karl Marx “ người viết những dòng này chỉ mới “chấm phá” đôi điều về sự tương đồng kỳ lạ giữa hai nhân vật vĩ đại cách nhau 24 thế kỷ này!
    Đó là sự dấn thân, hy sinh để cống hiến cho nhân loại. Một bên thì “tri, kiến, ngộ” để tìm ra con đường hóa giải nỗi khổ niềm đau cho chúng sinh… còn một bên thì “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”- Để tìm ra con đường giải phóng cho nhân loại cần lao. Họ đều là những nhân vật vĩ đại của lịch sử thế giới loài người!
    Tư tưởng và triết lý của hệ thống kinh điển Phật giáo đó chính là đấu tranh. Chân lý nhân quả, vô ngã, vô thường… đó cũng chính là đấu tranh. Nhưng là đấu tranh để thắng chính bản thân mình- ấy là vô ngã. Chân lý vô thường là tỉnh thức để nhận thức được quy luật khách quan của tạo hoá, của vũ trụ…Và nền tảng nhân quả là chân lý khách quan và là nền tảng của kho tàng triết lý vi diệu mà đức Phật đã giác ngộ.
    Sự tu tập của đông đảo tăng ni và Phật tử- Đó là cả một cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ với chính bản thân họ trong quá trình giác ngộ.
    Việc tìm ra nguyên nhân của mọi nguyên nhân của nỗi khổ niềm đau (tam độc: Tham, Sân, Si”) để hóa giải nỗi khổ niềm đau bằng tư tưởng ”từ, bi, hỷ, xả” là một phát kiến vĩ đại nhất của thế giới loài người. Đồng thời đó cũng là chân lý giáo dục vĩ đại và nhân văn nhất của thế giới loài người!
    “Gạo đem vào giã bao đau đớn
    Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
    Sống ở trên đời người cũng vậy
    Gian nan rèn luyện mới thành công”!
    (Hồ Chí Minh).
    Luật gia: Trần Thúc Hoàng

     

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều