Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoGóc suy ngẫmỞ đời, đừng tham lam giành giật, trời xanh tự khắc đã...

    Ở đời, đừng tham lam giành giật, trời xanh tự khắc đã có an bài

    Ở đời nên nhớ rằng, người càng toan tính, càng thiệt thân, người vô ưu tưởng như là ngốc mới chính là người hưởng phúc. Đời người càng tranh giành càng mất đi, càng vô ưu, không toan tính càng hưởng phúc.

    > Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Nhân quả tại đây 

    Người xưa có câu

    Người xưa có câu “ngọc không mài không sáng”, người không tu tâm ắt sẽ mãi thấy phàm trần chỉ toàn là khổ đau. (Ảnh minh họa).

    Sống đơn giản là một việc không hề đơn giản. Nó không đơn giản không phải vì nó khó, mà vì vốn trong suy nghĩ của bạn đang chịu nhiều áp lực, dần khiến bản thân con người trở nên phức tạp hơn, dễ thay đổi hơn.

    Ở đời nên nhớ rằng, người càng toan tính, càng thiệt thân, người vô ưu tưởng như là ngốc mới chính là người hưởng phúc. Đời người càng tranh giành càng mất đi, càng vô ưu, không toan tính càng hưởng phúc.

    - Advertisement -

    Mọi thứ đều có phần, có phúc của mình đều do duyên sắp đặt. Chuyện gì cũng đều là có chủ đích của nó. Nhiều người cứ không tin, bỏ ra cả cuộc đời mình để đi giành giật những thứ không thuộc về mình. Đến khi thất bại mới nhận ra rằng mình chẳng nào nghịch lại được ý trời.

    Và nếu như số kiếp của bản thân mình không sung sướng được như người khác thì cũng đừng oán hận, bản thân mình chỉ là đang trả quả mà thôi. Cứ an nhiên mà sống, quả báo nhãn tiền, trời tất chẳng phụ ai bao giờ.

    Trong cuộc sống này, điều chúng ta có thể tiếp nhận là tri thức, nhưng điều cần phải dung dưỡng là một tấm lòng lương thiện. “Nhân chi sơ, tính bản thiện” – lương thiện chính là bản chất nguyên sơ của sinh mệnh nguyên thủy của con người. Tôi tin rằng trong tâm ai cũng có sự lương thiện thuở ban sơ ấy.

    Ban phát tình yêu thương cho vạn vật, trao trái tim mình cho chúng sinh, đó chính là tấm lòng của Đức Phật. (Hình minh họa).

    Ban phát tình yêu thương cho vạn vật, trao trái tim mình cho chúng sinh, đó chính là tấm lòng của Đức Phật. (Hình minh họa).

    Nhưng bây giờ, người ta cho rằng càng hiểu biết nhiều thì càng thông minh, càng thông mình thì càng khôn khéo, biết thu vén cái lợi cho mình, như thế cuộc sống sẽ ngày càng sung sướng, hạnh phúc. Để rồi vì cái lợi trước mắt, vì sự tham lam, vì danh lợi nhất thời, vì bản tính hiếu thắng, nông nổi của tuổi trẻ, vì chưa trải nghiệm, chưa thấy hậu quả nên nhiều người đã đánh mất sự lương thiện thuần tịnh vốn có của mình. Đánh đổi càng nhiều, nhưng cuối cùng họ vẫn không cảm thấy hạnh phúc.

    Lục Tổ Huệ Năng từng giảng: “Mọi phúc lành đều không tách khỏi chữ Tâm”. Vì có lương thiện cho nên biết đủ, vì có lương thiện mà biết thấu hiểu, bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi, không so đo tranh giành, không ganh đua ân oán từ đó mà nội tâm thanh tịnh, an hòa, vui vẻ. Thiện lương chính là phẩm chất cao quý của con người, là kim chỉ nam cho mỗi chúng ta và cũng là nguồn tài sản vô giá cho mỗi người. Người thông minh chưa hẳn đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh nhất. Vì vậy lương thiện chắc chắn là một loại trí tuệ, là một loại phúc lành.

    Có những sự nhân quả nó sẽ theo ta đến tận kiếp sau. Nhưng có những

    Có những sự nhân quả nó sẽ theo ta đến tận kiếp sau. Nhưng có những “quả báo” nó sẽ đến với ta ngay trong kiếp này, rất nhanh.

    Nhân sinh như mộng, quá lắm chỉ trăm năm. Bạn có trong đó 20 năm để sống vô tư và trưởng thành, thêm 20 năm để trải nghiệm cuộc sống và sống theo ý mình. Và có thêm 30 – 40 năm nữa để đón nhận những gì mình làm, mình sống, theo cách mình đã gieo, đã cư xử. Đó chính là luật nhân quả. Có những sự nhân quả nó sẽ theo ta đến tận kiếp sau. Nhưng có những “quả báo” nó sẽ đến với ta ngay trong kiếp này, rất nhanh. Khi bạn trao đi thiện lương, có thể bạn sẽ không nhận được sự báo đáp ngay trước mắt, nhưng nhất định vào một thời điểm khi duyên lành hội đủ…

    Suy cho cùng, mọi đau khổ trong cuộc đời ở chốn hồng trần này đều do chúng ta gồng gánh trên lưng quá nhiều việc, ôm trong lòng quá nhiều khao khát mà mọi mê muội, thống khổ, tham lam, ích kỷ… đều đến từ bốn chữ “cầu mà không được”.

    Vì sao ta lại sinh ra ở cõi phàm? Có lẽ, chính bởi chúng ta cần một lần nhìn rõ thế gian, để biết được rằng mình là người phương nào, lòng đang ở nơi nao, từ đó mới có thể nhìn thấu, tiếp nhận, biết cầm lên, cũng biết buông xuống. Chính bởi Đức Phật luôn hiện diện quanh ta, và trong tim ta luôn có một hạt bồ đề, nên thứ ta cần chính là học cách sống ung dung, tự tại. Bởi chúng ta chỉ cần lương thiện, trời xanh tự sẽ có an bài.

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều