Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Khác
    HomePhật Giáo Quốc TếPhật giáo nước ngoàiNhật Bản: Nhảy Nhào Lộn Truyền Bá Phật Giáo

    Nhật Bản: Nhảy Nhào Lộn Truyền Bá Phật Giáo

    Hai nhà sư trẻ thuộc hai phái Phật giáo khác nhau của Nhật Bản đã cùng nhau biểu diễn một điệu nhảy nhào lộn (break-dancing) có tên Kaiten Bozu (nhà sư nhào lộn). Hai nhà sư tin rằng sự kết hợp độc đáo giữa Phật giáo và vũ đạo sẽ thu hút được giới trẻ, bởi lẽ nhảy múa là thứ mà mọi người đều có thể bình đẳng thưởng thức và đây cũng sẽ là cách để truyền bá giáo lý Phật giáo.

    Sư Koki Kawahara, phải, và sư Jojitsu Asuka, trái, tập nhảy nhào lộn tại Chùa Chion-in, Kyoto. (Nguồn: The Yomiuri Shimbun)

    Hai sư trẻ nói trên là Koki Kawahara và Jojitsu Asukai, đều 24 tuổi. Sư Kawahara đến từ Chùa Chion-in – ngôi chùa trung tâm của Phái Phật giáo Jodo – nằm ở Phường Higashiyama, Kyoto. Còn sư Asukai đến từ tổng hành dinh Phật giáo Tendai – trung tâm quản lý toàn bộ các ngôi chùa theo phái Tendai trên toàn quốc – nằm ở Otsu, Kyoto. Màn biểu diễn độc đáo nói trên diễn ra hồi tháng 11 năm 2019 tại Chùa Chion-in.

    Sư Kawahara bắt đầu biểu diễn điệu nhảy nhào lộn từ năm thứ hai ở trường trung học, còn sư Asukai đã bắt đầu nhảy từ năm lớp sáu ở trường tiểu học. Cả hai nhà tu hành trẻ đều từng là thành viên của một câu lạc bộ khiêu vũ ở Đại học Bukkyo, Phường Kita, Kyoto.

    - Advertisement -

    Sau khi tốt nghiệp đại học, Kawahara tiếp tục học cao học và tìm được một công việc tại Chùa Chion-in hồi tháng tư năm 2019. Anh phụ trách bộ phận truyền bá giáo lý Phật giáo Honen – người sáng lập Phái Jodo. Bộ phần này đảm nhiệm sự kiện thắp đèn thường niên kéo dài một tháng (từ đầu tháng 11 hằng năm) và họ đã tổ chức cho các nhà sư biểu diễn ảo thuật và âm nhạc.

    Kawahara quyết định tham gia vào sự kiện này bằng cách biểu diễn trên sân khấu, vì nhà tu hành trẻ “mong muốn thu hút sự chú ý đến Phật giáo của nhiều người bằng các kỹ thuật vũ đạo của mình”. Sau đó, sư Kawahara đã mời sư Asukai cùng kết hợp biểu diễn.

    Nhảy nhào lộn đã lan rộng khắp thế giới vì nó có thể khiến mọi người – bất kể chủng tộc, tuổi tác, giới tính – cảm thấy phấn khích. Nhảy nhào lộn là một ứng cử viên được đưa vào Thế vận hội Paris 2024.

    Bộ đôi nhà sư này cho rằng các giáo lý Phật giáo và khiêu vũ có chung triết lý về hòa bình và bình đẳng. Hai người họ đã xin phép các sư trụ trì để được tham gia sự kiện nói trên và họ đã được “bật đèn xanh”.

    Hai nhà tu hành trẻ đã bắt đầu tập luyện từ hồi tháng 5 năm 2019 và họ đã dàn dựng một tiết mục rất độc đáo. Các tư thế tạo hình đặc trưng của tiết mục đó là Kawahara giữ thăng bằng bằng một tay còn Asukai dùng đầu trồng cây chuối, chắp hai tay cầu nguyện.

    Kawahara và Asukai cho biết họ hy vọng khán giả cảm thấy gần gũi với các nhà tu hành thông qua phần biểu diễn này.

    Cặp đôi đặc biệt này đã biểu diễn hai lần trên sân khấu dưới cổng Sanmon – một báu vật quốc gia của Nhật Bản – ở phía trước Chùa Chion-in hôm 04/11/2019, thu hút hơn 300 người thưởng lãm. Kawahara giải thích với khán giả về ước vọng hòa bình, bình đẳng – thứ triết lý chung mà Phật giáo và khiêu vũ sở hữu. Khi họ nhảy múa với âm nhạc, khán giả vỗ tay theo nhịp và cuồng nhiệt tán thưởng khi tiết mục kết thúc.

    “Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận được phản hồi tích cực [từ khán giả]. Chúng tôi đang cân nhắc việc xuất hiện ở các sự kiện khác nếu họ cho chúng tôi cơ hội giúp mọi người trải nghiệm giáo lý Phật giáo thông qua nhảy nhào lộn”, sư Kawahara chia sẻ.

    Trụ trì Chùa Chion-in, Yokuo Igeta, 84 tuổi, chia sẻ: “Tôi hy vọng những nỗ lực của các nhà sư trẻ sẽ khuyến khích mọi người vốn chưa hiểu nhiều về Phật giáo sẽ đến thăm ngôi chùa của chúng tôi”.

    Dân Nguyễn (Theo The Japan News)

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều