Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
Khác
    HomeTuổi Trẻ- Khoá tuPhật giáo với tuổi trẻNgười trẻ và sứ mệnh lan tỏa giáo lý Phật đà

    Người trẻ và sứ mệnh lan tỏa giáo lý Phật đà

    Hoằng dương Chính pháp của Như Lai là nối dài mạng mạch Phật Pháp, đây là nhiệm vụ thiết yếu của mỗi Phật tử trẻ, Giáo lý Phật đà chỉ hướng đi đến giác ngộ giải thoát cho nên sứ mệnh lan toả giáo lý Phật ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng.

    Tăng ni trẻ và mạng xã hội Facebook

    PV: Cơ duyên nào đã đưa Minh An đến với Phật giáo và quyết định xuất gia, dấn thân đi tìm con đường giải thoát?

    – A Di Đà Phật, gia đình Minh An từ bao đời nay là một gia đình có truyền thống Phật tử, ngay từ nhỏ Minh An đã được bà nội và mẹ đưa đến chùa lễ Phật, nghe pháp. Nhân duyên cũng bén duyên từ đó.

    Minh An xuất gia năm nay bước sang năm thứ tư. Trước đây khi theo mẹ lễ chùa, Minh An thấy ngưỡng mộ những tà áo vàng, áo lam của quý thầy trong chùa, những tà áo xuất thế, thoát tục, thanh tao. Minh An dần dần tìm hiểu Phật pháp, giáo lý và nếp sống thiền gia nhiều hơn.

    - Advertisement -

    Đến năm 19 tuổi, cánh cửa đại học khép lại khi Minh An học xong năm thứ nhất, khi tham gia các khoá tu tại chùa làng, qua những bài pháp quý thầy thuyết giảng, Minh Anh nhận thấy chỉ có xuất gia cầu Phật đạo thì mới có thể thoát khỏi bể khổ của nhân thế. Suy nghĩ non nớt nhưng cũng không kém phần chín chắn đã thuyết phục được cha mẹ và gia đình.

    “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa”. Ảnh minh họa.

    “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa”. Ảnh minh họa.

    Mỗi Phật tử chúng ta cần lấy Phật pháp, đạo đức làm vệ sĩ, để có thể chống được sự tấn công của chủ nghĩa hưởng thụ, của các cám dỗ và cạm bẫy trong đời. Thực tập chính niệm sẽ giúp cho chúng ta đạt được sự niết bàn tức là niềm an vui cao nhất. Tu đủ giới đức, thực tập thiền định, phát triển trí tuệ thì sự giác ngộ sẽ có mặt, Niết bàn sẽ được chứng đắc. Đó là sự thật chắc chắn. Đối với một người phát tâm xuất gia, không đơn thuần là ra khỏi ngôi nhà thế tục, mà là xuất cái phiền não ra khỏi cơ thể của mình.

    Minh An nghĩ mình phát tâm đi tu và nguyện giải thoát khỏi những trói buộc của thế tục hay thế gian. Đi tu là xuất thế, là thoát tục chứ không phải việc tầm thường dễ làm. Hơn thế, xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tại và lẩn trốn mọi ràng buộc. Mà xuất gia cũng có nghĩa là bắt đầu cho một chặng đường mới càng nhiều thử thách và khó khăn hơn. Cho nên trên bước đường tu, sơ tâm nhập đạo, phải làm cho tâm đứng yên, đừng cho tâm khởi theo vọng trần.

    Mỗi Phật tử chúng ta cần lấy Phật pháp, đạo đức làm vệ sĩ, để có thể chống được sự tấn công của chủ nghĩa hưởng thụ, của các cám dỗ và cạm bẫy trong đời. Ảnh minh họa.

    Mỗi Phật tử chúng ta cần lấy Phật pháp, đạo đức làm vệ sĩ, để có thể chống được sự tấn công của chủ nghĩa hưởng thụ, của các cám dỗ và cạm bẫy trong đời. Ảnh minh họa.

    PV: Những giáo lý, tư tưởng, giá trị tốt đẹp của Phật giáo đã có ảnh hưởng và giúp Minh An như thế nào trong cuộc sống tu học của mình?

    – Các giá trị giáo lý, tư tưởng, giá trị tốt đẹp, đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống tu học của Minh An. Nói về tầm ảnh hưởng của Phật giáo, nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.

    Giáo lý Phật đà đã làm đẹp cuộc đời tu học của Minh An, chỉ hướng đi đến giác ngộ giải thoát. Trong đó, đức Phật từng dạy thiểu dục tri túc, lời dạy đó giúp cho Minh An có lối sống có chừng mực, đúng với chánh pháp, từ cái ăn lời nói phải nhỏ nhẹ, từ tốn, chân thật, từ đó chính là tấm gương sáng cho tín đồ và dân chúng noi theo, tác động tích cực tới suy nghĩ và hành vi của mọi người.

    “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Ảnh minh họa.

    “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Ảnh minh họa.

    PV: Hoằng dương Chính pháp của Như Lai là nối dài mạng mạch Phật Pháp. Là một người tu sĩ trẻ, Minh An có suy nghĩ gì về nhiệm vụ này?

    – “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa”, “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” đó là nhiệm vụ mà mỗi Phật tử trẻ như Minh An đây bắt buộc phải làm. Nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của không chỉ tu sĩ trẻ mà tất cả Phật tử trẻ không cứ là người xuất gia trong bất cứ lúc nào cũng gói gọn bằng lý tưởng: “Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh là sự nghiệp”. Nhiệm vụ thiêng liêng này được thể hiện chân thành tha thiết rõ ràng nhất ở nơi đức Thế Tôn từ cội bồ đề đến rừng Sala với sự nghiệp hoằng pháp không mệt mỏi, sự nghiệp cao cả này được tiếp nối truyền thừa cho đến hôm nay và mãi mãi ngàn sau.

    Bậc cổ đức từng có câu “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Muốn đem an lành, lợi lạc vào đời sống cộng đồng, xã hội xây dựng nền tảng lối sống đạo đức thì trước hết phải thông hiểu những việc đời thường, chứ không phải chỉ diễn nói những điều sâu xa mầu nhiệm, Phật pháp không thể tách rời thế gian, Phật pháp không phải là của riêng của một tổ chức hay tôn giáo, mà Phật pháp là nghệ thuật sống, là tinh thần nhân văn, là minh triết của cuộc đời. Minh An nghĩ trước xã hội biến động về văn hóa, kinh tế, chính trị như vũ bão hiện nay, nhiệm vụ hoằng pháp cho quần chúng rất khẩn thiết.

    Nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của không chỉ tu sĩ trẻ mà tất cả Phật tử trẻ không cứ là người xuất gia trong bất cứ lúc nào cũng gói gọn bằng lý tưởng: “Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh là sự nghiệp”. Ảnh minh họa.

    Nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của không chỉ tu sĩ trẻ mà tất cả Phật tử trẻ không cứ là người xuất gia trong bất cứ lúc nào cũng gói gọn bằng lý tưởng: “Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh là sự nghiệp”. Ảnh minh họa.

    PV: Minh An cho biết, người trẻ chúng ta cần phải làm gì để vừa bảo vệ, vừa giúp lan tỏa những tinh hoa, giá trị của giáo lý Phật đà?

    – Theo Minh An, không chỉ Minh An mà Tăng, Ni, Phật tử trẻ cần học về tư tưởng giáo dục khẳng định lòng từ bi của Đức Phật: Lòng yêu nước, yêu đạo. Học để tu, để phục vụ hạnh phúc của số đông, chứ không phải học vì muốn có bằng cấp, có địa vị, mọi người kính trọng. Ngoài ra, chúng ta cần nêu cao đạo đức, giới luật uy nghi tế hạnh trong từng cử chỉ đi đứng, nói cười, ăn uống, giao thiệp, học tập, trau rồi ba học giới định tuệ, trang nghiêm tự thân.… hoàn thành phẩm chất tốt đẹp của một nhà sư trẻ, chú trọng tinh thần phục vụ chúng sinh, sẵn sàng đảm nhận các Phật sự mà giáo hội giao phó.

    Đồng thời, phải am hiểu về nội điển ngoại điển, rèn luyện tốt kỹ năng tổ chức, óc sáng tạo, tinh thần trách nhiệm.

    Xin cảm ơn Minh An! 

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều