Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Khác
    HomePhật HọcBước đầu học PhậtLòng từ bi trong giáo dục

    Lòng từ bi trong giáo dục

    Giáo dục Phật giáo đầy đủ hai mặt. Một mặt giáo dục con người xã hội về các trách nhiệm, giao tiếp… để sống hòa nhập giữa cá nhân và xã hội; một mặt chú trọng con người toàn vẹn. Nền giáo dục này trọn vẹn cả trí lẫn tâm.

    Hầu hết hệ thống giáo dục hiện nay thiên trọng về thực dụng, thành công. Như vậy mọi năng khiếu con người đều quy về một hướng có tính cách duy lý. Vì thế mà một phần khác như cảm xúc và tâm linh bị bỏ qua. Nói theo Kinh Dịch [28] thì lối giáo dục này mới có dương mà chưa có âm, có “lumen” mà chưa có “numen”. Như vậy, phần nữ tính của triết học bị bỏ qua, mà nữ tính là yếu tố thống nhất. Hiểu theo triết lí Đông Phương thì đó mới biết tiểu thể chứ chưa biết đại thể. Tiểu thể là đời sống cá nhân con người hạn cục trong chính xác thân mình và một số liên hệ với người thân, với xã hội. Trái lại, Đại thể là đời sống tinh thần không hạn cuộc trong xác thân, trong những mối liên hệ xã hội mà còn lan tỏa khắp vũ trụ. Phải gồm tiểu thể và đại thể thì con người mới lưỡng thể. Chỉ có quan niệm đó thì giáo dục mới đem lại sự cân xứng và toàn diện.

    Phật giáo không chú trọng đến việc nhồi sọ hoặc định hướng giáo dục chỉ thuần ra làm quan hay làm ra tiền.

    Phật giáo không chú trọng đến việc nhồi sọ hoặc định hướng giáo dục chỉ thuần ra làm quan hay làm ra tiền.

    Giáo dục Phật giáo đầy đủ hai mặt. Một mặt giáo dục con người xã hội về các trách nhiệm, giao tiếp… để sống hòa nhập giữa cá nhân và xã hội; một mặt chú trọng con người toàn vẹn. Nền giáo dục này trọn vẹn cả trí lẫn tâm.

    Giáo dục con người toàn vẹn thì được Phật giáo chú trọng nhất. Bởi có hoàn thiện cá thể thì sau đó mới là công dân tốt và có ích cho cộng đồng. Một bông hoa đầy đủ nội tố thì tự dưng nó sẽ nở ra và dâng hương sắc cho đời. Vì thế Phật giáo thường khai mở những tiềm ẩn bên trong thông qua sự hướng dẫn, phân tích và bồi dưỡng những yếu tố cần thiết cho đối tượng được giáo dục hướng đến chân, thiện, mỹ. Giáo dục Phật giáo là trao cho chiếc chìa khóa chứ không phải áp chế hoặc máy móc.

    - Advertisement -
    Bởi vì việc trung thành hay bắt chước ai đó theo kiểu vẹt thì con người trở nên khô khan, mất khả năng sáng tạo và rất nguy hiểm.

    Bởi vì việc trung thành hay bắt chước ai đó theo kiểu vẹt thì con người trở nên khô khan, mất khả năng sáng tạo và rất nguy hiểm.

    Tuyệt nhiên Phật giáo không chú trọng đến việc nhồi sọ hoặc định hướng giáo dục chỉ thuần ra làm quan hay làm ra tiền. Giáo dục đúng nhất là ý thức cho đối tượng học tự khai mở mọi đức tính, tự giải phóng mọi khổ đau và tìm ra được chân hạnh phúc. Cái tâm phải được khai mở, tình yêu thương phải được đánh thức song song với việc phát triển trí óc; điều đó mới khả dĩ hài hòa được tâm trí và trọn vẹn trong việc giáo dục con người. Do đó không có việc trung thành với tư tưởng hệ và xu thế thời đại nào. Bởi vì việc trung thành hay bắt chước ai đó theo kiểu vẹt thì con người trở nên khô khan, mất khả năng sáng tạo và rất nguy hiểm.

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều