Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Khác
    HomePhật HọcLợi ích của Chánh niệm và tác hại của sự thiếu Chánh...

    Lợi ích của Chánh niệm và tác hại của sự thiếu Chánh niệm

    Trong lúc chú niệm, hành giả không thể dừng lại để mong muốn điều gì, vì vậy tham ái được đoạn trừ. Khi đang chú niệm thì sân hận cũng được đoạn trừ, vì không bao giờ có trường hợp là đang Chánh niệm mà sân hận lại bộc phát.

    Lợi ích của Chánh niệm:

    Chánh niệm ngăn chặn không cho phiền não phát sanh. “Khi chúng ta Chánh niệm, phiền não không có cơ hội xâm nhập vào tâm chúng ta bởi vì Chánh niệm ví như một người lính gác đứng ngay các cửa giác quan để canh gác nên không một tâm sở bất thiện nào có thể đi vào tâm chúng ta, khi chúng ta Chánh niệm, tỉnh giác, chúng ta thấy đối tượng một cách rõ ràng, chúng ta sẽ biết rằng đối tượng đến và đi, biết chúng là vô thường. Nhờ biết chúng vô thường nên chúng ta không dính mắc vào chúng. Như vậy, chúng ta có thể tránh được tham ái hay dính mắc và ưu phiền hay sân hận trên đối tượng. Dầu chúng ta dùng chữ chế ngự, loại trừ hay bất cứ một từ nào khác thật ra đều có nghĩa là chúng ta đang tránh hay ngăn chặn phiền não phát sanh, chứ không phải phiền não đã đến rồi sau đó chúng ta mới chế ngự nó hoặc loại trừ nó. Nghĩa thật sự của loại trừ hay chế ngự là ngăn ngừa tham ái và ưu phiền phát khởi trong tâm ta. Tuy nhiên, nếu tham ái và ưu phiền khởi sinh thì chúng ta cũng lấy chúng làm đề mục Chánh niệm để loại trừ chúng”.

     

    Trong lúc chú niệm, hành giả không thể dừng lại để mong muốn điều gì, vì vậy tham ái được đoạn trừ. Khi đang chú niệm thì sân hận cũng được đoạn trừ, vì không bao giờ có trường hợp là đang Chánh niệm mà sân hận lại bộc phát.

    - Advertisement -

    Mặc khác, “Trong lúc chú niệm, hành giả không thể dừng lại để mong muốn điều gì, vì vậy tham ái được đoạn trừ. Khi đang chú niệm thì sân hận cũng được đoạn trừ, vì không bao giờ có trường hợp là đang Chánh niệm mà sân hận lại bộc phát. Khi đang chú niệm, tâm hành giả không thể mơ hồ, si ám. Như vậy, do tâm thoát khỏi tham, sân, si nên hành giả có trạng thái tâm sáng suốt”.

    Việc Chánh niệm có thể giúp chúng ta ngăn chặn không cho phiền não phát sanh cũng có thể được thấy rõ khi chúng ta phải chia lìa vĩnh viễn với người thân. Cuộc đời vốn vô thường, không có ai là tránh khỏi sự chia lìa, âm dương cách biệt. Vào lúc ấy nếu không có Chánh niệm thì chúng ta sẽ vô cùng đau khổ vì nghĩ rằng từ đây về sau chúng ta sẽ mãi mãi không còn gặp lại người mà ta vô cùng yêu thương hay tôn kính. Nhưng nếu lúc ấy chúng ta có Chánh niệm thì chúng ta sẽ hiểu được rằng tất cả mọi vật trên thế gian này chỉ là huyễn hoá, do duyên hợp mà giả có, sanh không thật sanh, diệt không thật diệt và nhờ thấy rõ bản tánh của các pháp là như vậy nên chúng ta không đau khổ trước cảnh chia ly hoặc có chăng nữa thì cũng rất ít, không đến nổi phải rầu rĩ, khóc than, bỏ ăn, bỏ ngủ, xỉu lên, xỉu xuống như những người không có Chánh niệm. Kinh trung bộ diễn tả việc ấy như sau: “lúc ấy những Tỷ-kheo chưa giải thoát tham ái, có vị thì khóc than với cánh tay duỗi cao, có vị thì khóc than, thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”. Còn những Tỷ-kheo đã diệt trừ tham ái, những vị này an trú Chánh niệm, tỉnh giác nhẫn nại suy tư: “Các hành là vô thường, làm sao tránh khỏi sự kiện ấy?” và nhờ giữ Chánh niệm các vị ấy không bị đau đớn quá độ như những vị không có Chánh niệm.

    Việc Chánh niệm có thể giúp chúng ta ngăn chặn không cho phiền não phát sanh cũng có thể được thấy rõ khi chúng ta phải chia lìa vĩnh viễn với người thân. Cuộc đời vốn vô thường, không có ai là tránh khỏi sự chia lìa, âm dương cách biệt.

    Qua những dẫn chứng trên ta có thể nói rằng Chánh niệm ngăn chặn, không cho phiền não phát sanh.

    Nhờ tu tập Chánh niệm, chúng tỳ-kheo sẽ được cường thịnh. Điều này được nói đến trong đoạn kinh sau: “Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú Chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”.

    Chánh niệm biến xả thọ thành lạc thọ và trần cảnh thành tiên cảnh. Nếu không có Chánh niệm thì chúng ta không thể nhận được sự an lạc từ những thứ mà chúng ta cho là quá tầm thường như một đám mây, một đoá hoa, một dòng sông, một em bé…nhưng chỉ cần có Chánh niệm thì khi tiếp xúc với những thứ ấy chúng ta có thể phát sanh một niềm an lạc vô biên. Với Chánh niệm, khi tiếp xúc bất cứ thứ gì chúng ta đều cảm thấy chúng trở nên tươi đẹp và đáng yêu một cách lạ kỳ. Chẳng hạn khi nhìn một bông hoa với Chánh niệm thì ta sẽ thấy nó vô cùng xinh đẹp, chúng ta sẽ rất trân trọng nó, yêu quý nó. Khi chúng ta làm những việc tầm thường như quét nhà, giặc đồ, rửa chén…nếu không có Chánh niệm thì chúng ta sẽ cảm thấy những công việc ấy rất vô vị, nhàm chán nhưng nếu ta làm những việc ấy với Chánh niệm thì sự kỳ diệu sẽ đến với ta. Ta sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và có thể làm mãi mà không hề biết chán.

    Nhờ tu tập Chánh niệm, chúng tỳ-kheo sẽ được cường thịnh. Điều này được nói đến trong đoạn kinh sau: “Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú Chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”.

    Tác hại của sự thiếu Chánh niệm:

    Trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu thiếu Chánh niệm đều gây ra những tổn hại rất lớn. Người tài xế nếu thiếu Chánh niệm thì có thể làm lật xe, tông xe gây ra tai nạn chết người. Người thợ may nếu thiếu Chánh niệm thì có thể cắt hư vải hoặc may hư áo, người thợ cưa nếu thiếu Chánh niệm thì có thể cưa đường cưa xéo xẹo, làm hư gỗ, người thợ xây nếu thiếu Chánh niệm thì có thể xây nên những căn nhà không đạt tiêu chuẩn và có thể bị sụp đổ, người học sinh nếu thiếu Chánh niệm thì có thể bỏ xót nhiều kiến thức mà thầy giáo đang giảng.

    Thời đại ngày nay là thời đại công nghiệp hoá, điện tử hoá, do đó nếu thiếu Chánh niệm dù chỉ trong chốc lát thì hậu quả tai hại sẽ không thể nào lường được. Chẳng hạn một người kỹ sư có trách nhiệm theo dõi hoạt động của một lò phản ứng hạt nhân, khi bộ phận báo lỗi báo có sự cố bên trong, vì thiếu Chánh niệm nên người ấy không hề hay biết và không xử lý kịp thời thì lò ấy có thể bị nổ tung gây ra tai hại thật là khủng khiếp. Người làm việc trong những dây chuyền sản xuất chỉ cần thiếu Chánh niệm một chút là có thể làm trở ngại cho toàn thể dây chuyền và gây thiệt hại rất lớn. Hàng ngày, báo chí cũng thường đăng tin nào là người bán nước mía vì thiếu Chánh niệm nên bị máy xay nước mía ép nát cánh tay, người thợ cưa vì thiếu Chánh niệm nên thay vì cưa cây lại cưa đứt chân của chính mình, người dẫn gia súc vào cổ máy làm thịt gia súc vì thiếu Chánh niệm nên đã rơi vào cổ máy đó và biến thành thịt hộp. Tai hại của sự thiếu Chánh niệm trong thực tế rất nhiều không thể nào kể ra cho hết được.

    Trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu thiếu Chánh niệm đều gây ra những tổn hại rất lớn. Người tài xế nếu thiếu Chánh niệm thì có thể làm lật xe, tông xe gây ra tai nạn chết người.

    Bên cạnh những tác hại trên, việc thiếu Chánh niệm còn gây ra những tác hại vô cùng to lớn khác như :

    Do không có Chánh niệm, tâm chúng ta sẽ bị quấy nhiễu bởi tham ái. Thật vậy, “khi một hình ảnh đẹp đẽ đập vào mắt ta, nếu ta không Chánh niệm thì tham ái và dính mắc sẽ tràn ngập và quấy nhiễu tâm ta. Khi bị căng thẳng và giao động bởi tham ái và dính mắc thì tâm bắt đầu đặt kế hoạch và tính toán tìm phương cách để nắm giữ vật mình ưa thích hay điều mình mong muốn”.

    Bên cạnh tham ái, sân hận cũng phát sanh do thiếu Chánh niệm. “Nếu tâm không được phòng ngự, bảo vệ bởi Chánh niệm thì khi tiếp xúc với một đối tượng không hài lòng, sân hận sẽ phát sinh. Thế là tâm bị giao động. Sự giao động này biểu lộ ra ngoài khiến người khác có thể thấy một cách rõ ràng. Mặt đương sáng sủa đẹp đẽ bỗng tối sầm lại, nhăn nhó, khó coi; lời nói trở nên cộc cằn, thô lỗ, có thể tiến đến thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, và có thể đưa đến việc đả thương, hay gây án mạng”.

    Khi không có Chánh niệm, bóng tối si mê và ngu muội sẽ tràn ngập. “Tâm thiếu Chánh niệm như bóng tối che phủ căn phòng không đèn đuốc vào lúc nửa đêm, bóng tối si mê và ngu muội tràn ngập. Bóng đêm thì dầu sao nó cũng chỉ là trống rỗng và bình thường. Trong khi đó, mỗi một phút giây bị si mê che lấp thì tâm sẽ tiếp tục tìm kiếm, đeo đuổi theo dục lạc ngũ trần. Con người vì sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, sự xúc chạm êm ái mà bỏ ra biết bao nhiêu thời gian để săn đuổi, tìm kiếm, nắm giữ và dính mắc vào chúng. Bị dính mắc vào những phiền não rối như mớ bòng bong như thế, họ không thể nào hiểu được còn có một loại hạnh phúc khác cao hơn, vượt xa hơn các loại ngũ dục thông thường, đó là sự hỷ lạc do ly dục, ly bất thiện pháp mang lại”.

    Minh Chính (Tổng Hợp)

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều