Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomePhật Giáo Quốc TếLãnh đạo Phật giáo và Hồi giáo gặp gỡ tại Ấn Độ

    Lãnh đạo Phật giáo và Hồi giáo gặp gỡ tại Ấn Độ

    Lãnh đạo các cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo khu vực Nam và Đông Nam Á có cuộc gặp gỡ trong Hội nghị thượng đỉnh Phật – Hồi giáo lần 2 tại thành phố Cox’s Bazar, Bangladesh cuối tuần qua, cùng thảo luận nhiều chủ đề quan trọng về hòa hợp tôn giáo, bình đẳng và phát triển – theo The Buddhist Door.

     


    Quang cảnh buổi gặp mặt

     

    30 đại biểu là lãnh đạo Phật giáo và Hồi giáo các nước có mặt và thảo luận những phương thức làm việc cùng nhau để nhận diện nhu cầu và mối quan ngại của các cộng đồng tôn giáo khu vực Nam và Đông Nam Á. Trong các nội dung được thảo luận còn có vấn đề về sự đoàn kết với người tị nạn Rohingya trong khu vực.

    Các lãnh đạo thảo luận về nhu cầu và nỗ lực tại khu vực để vượt qua bạo lực cực đoan và các chướng ngại, cùng hướng đến xây dựng những cộng đồng đoàn kết. Cuộc gặp gỡ này tái xác lập những cam kết đã được vạch ra trong Tuyên bố về Giá trị và Cam kết chung Yogyakarta năm 2015 giữa tín đồ Hồi giáo và Phật tử nhằm vượt qua cực đoan và hướng đến xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh – theo Diễn đàn Thế giới về Quan hệ Phật – Hồi giáo.

    - Advertisement -

    Tổ chức này còn cho biết, các lãnh đạo tôn giáo, gồm những nhà lãnh đạo nữ giới và trẻ tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xã hội và các giá trị ở châu Á. Điều này bao gồm những việc làm giúp làm tăng sự thấu hiểu giữa các cộng đồng, phá bỏ các định kiến xã hội, bất công, phân biệt và thù ghét.

    Hội nghị năm nay được đăng cai bởi Tổ chức Các tôn giáo vì Hòa bình Bangladesh, tiếp tục phát triển các mối quan hệ bên trong và tương hỗ giữa người theo đạo Phật và Hồi giáo bằng cách xác định các thách thức có liên quan đến quan hệ của hai tôn giáo và những biện pháp đẩy mạnh các hoạt động này.

    Các cuộc thảo luận trong khuôn khổ hội nghị lần này liên quan đến thách thức đang tồn tại trong các cộng đồng tôn giáo thiểu số và tác động của xung đột tôn giáo như thực trạng của người tị nạn Rohingya hiện nay.

    Các đại biểu nhấn mạnh vai trò của các nhóm thiểu số, thiếu kiến thức cần thiết về tôn giáo và khó khăn của các cộng đồng bản địa. Các lãnh đạo tôn giáo có thể được trang bị đầy đủ kiến thức và xác định các yếu tố thúc đẩy lạm dụng nhân quyền và cô lập đối với các cộng đồng thiểu số.


    Nhiều vấn đề được nêu ra tại hội nghị

    Hội nghị đi đến kết luận rằng: Các giá trị lồng ghép trong Tuyên bố Yogyakarta phải được áp dụng bởi các tín đồ để thúc đẩy sự thấu hiểu và khoan dung giữa hai cộng đồng Phật và Hồi giáo; thúc đẩy một trong bảy giá trị chung trong tuyên bố trên là “Sống hòa hợp với môi trường” được xác lập với trọng tâm là Bangladesh. Điều này giúp hướng đến sự tiếp cận có trọng điểm trong hoạt động tương lai của diễn đàn Phật giáo và Hồi giáo.

    Bên cạnh các chủ đề về khủng hoảng tị nạn Rohingya, các lãnh đạo đại diện còn thảo luận vai trò của người nữ (là những nhà lãnh đạo tương lai) và nhu cầu phản hồi tốt đẹp hơn với các vấn đề môi trường.

    Châu Á là nơi tập trung đông đảo người Hồi giáo trên thế giới: 229 triệu người tại Indonesia, 200 triệu người ở Pakistan, 195 triệu người ở Ấn Độ, gần 154 triệu người tại Bangladesh cũng như tín đồ Phật giáo hàng đầu thế giới như: 65 triệu Phật tử tại Thái Lan, gần 39 triệu người ở Myanmar và hơn 14 triệu người ở Sri Lanka.

    Phát biểu tại hội nghị lần 1 năm 2015, chủ tịch Ủy ban Các tôn giáo vì Hòa bình Sri Lanka, sư Bellanwila Wimalaratana Anunayake đã khẳng định bạo lực không nên được gây ra dưới danh nghĩa tôn giáo: Chúng tôi phản đối sự lạm dụng đó và mong muốn loại bỏ sự nhận thức và hành động tôn giáo cực đoan bằng đối thoại hòa bình thiết thực.

    Chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu cần thúc đẩy các giải pháp từ chính phủ để chống lại sự phân biệt và bạo lực thúc đẩy bởi tôn giáo – theo Huffington Post.

    Trần Trọng Hiếu

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều