Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Khác

    Làm bạn với gã điên(!)

    Đoạn đường mà tôi đi làm lúc nào cũng ngang qua chỗ gã ngồi: trên cái đường lộ rộng thênh thang mình gã án ngữ ngay vỉa hè rồi bày đủ thứ giấy bút cứ ngồi đó mà hí hoáy viết vẽ gì đó. Khi chán chường gã sẽ lết bộ đi dọc thành phố nhỏ, bộ dạng trông hết sức nhơ nhuốc khi chiếc quần lủng lỗ chỗ, tóc tai xoăn tít rũ rượi vì lâu ngày chưa gội và chiếc áo đen nhẻm. Bạn tôi bảo ai cũng gọi gã là gã điên, ai nói gì cũng chỉ gật gật cười cười rồi cứ lang thang phố phường ai cho gì ăn nấy.

    ảnh minh họa: Internet

    Có bận tôi đang uống café sang thấy gã, gã cứ nhìn vào ổ bánh mì trên bàn tôi chằm chằm, tò mò thế nào tôi lại quắc gã vào, cho gã. Gã mừng húm gật lia lịa ăn ngấu nghiến. Tôi hỏi bâng quơ:

    • Nói được không?
    • Được.

    Giong gã khá đanh thép dù gã chẳng nhìn tôi, mấy đứa bạn tôi thì cứ né né sợ gã dây bẩn vào

    Người thì phải tội.

    • Muốn đi làm không? Thợ mộc?

    Lúc này gã mới nhìn tôi, đám bạn tôi cũng nhìn tôi lào xào, trong tai tôi khi ấy mọi lời ngăn cản

    - Advertisement -

    Như “Mày điên à? Nó bị điên đấy?”, bỗng như bị gạt phắt khi tôi nhìn thấy ánh mắt sâu hoắm của gã. Gã không nói gì chỉ nắm tay tôi lắc lắc, gật gật. Kì thực là lúc đó chẳng hiểu sao tôi lại làm vậy, bản thân tôi là chủ một tiệm mộc nhỏ, lại cũng đang thiếu một tay khuân, nhìn gã cũng có vẻ khỏe nếu được chăm sóc đầy đủ, xem như lần này tôi đánh cược. Nếu thua, coi như tôi đã chọn sai người. Tôi mang gã về, mấy gã mộc trong xưởng nhìn gã bằng nửa con mắt, gã không quan tâm dường như chỉ đang nôn nóng chờ tôi giao việc. Nhưng ngày đầu gã đi làm ai cũng tránh xa gã, tánh gã lại lầm lì, tôi cho gã ở nhờ căn chòi nhỏ sẵn trông xưởng cùng bác bảo vệ già. Có một ngày tôi đi về muộn, thấy gã đang ngôi ở khoảnh sân sau xưởng ngẩng đầu lên ngắm trăng. Thấy tôi, gã định đi,

    • Anh có gia đình không?- Tôi hỏi.
    • Tôi có…

    Thấy không nên hỏi tôi dừng lại , lảng sang chuyện khác:

    • Nhìn anh tắm rửa, cắt tóc lên trông bớt lôi thôi. Sao cứ lậm lịt ít nói, người ta lại tưởng một gã điên,
    • Điên thì ai cũng tránh xa, khỏi dây dưa phiền phức.

    Tôi đưa cho gã một điếu thuốc, khi tôi định châm lửa cho gã gã có vẻ luống cuống, “ Ông chủ…”,

    Nhưng tôi gạt phắt, “ Anh cứ xem tôi như bạn bình thường mà nói chuyện”, làm mắt gã có phần ươn ướt… Gã sanh ra trong một gia đình nhà nông, lấy vợ sanh con. Gã nghiện rượu, nhất là sau khi anh em trong nhà mâu thuẫn nhau gã buồn đời cứ lấy rượu mà uống , đánh vợ đánh con. Khi gã tỉnh gã biết rằng gã sai, nhưng tâm lí gã không vững , có chuyện là lại nốc rượu vào. Đến khi tỉnh lại, gã chỉ nhìn thấy một màu sợ hãi trong mắt vợ con.

    • Thế rồi anh bỏ đi à?
    • Vâng, tôi bỏ đi. Lên phố những ngày đầu tôi cũng lao vào kiếm việc này kia để làm. Tôi không rượu nữa vì quả thật cũng chẳng có tiền mà uống, Nhưng tôi không giấy tờ, học thức lại ít, làm việc thì quá sức, lại bị lừa, mất hết cả tiên kiếm được. Rồi lang thang đầu đường xó chợ, rồi người ta thấy tôi nhếch nhác, lại bảo tôi điên. Vậy mà tôi lại được cho ăn, lại nghĩ khỏi ai dây vào mình, như vợ con mình, có lẽ tốt…

    Lúc gã nhắc tới gia đình giọng gã trở nên mềm mỏng rồi lạc hẳn đi.

    • Chưa ai nói chuyện với tôi như bác. Họ đều đánh mắng xua đuổi tôi, có người thương tình thì cho tôi ăn nhưng …
    • Cũng không trách anh được, cuộc sống dễ đầy con người vào chỗ khốn cùng. – Rồi tôi nhìn sâu vào mắt gã – Vợ con anh, họ giờ sao rồi anh có biết không?
    • Thi thoảng “xin” được tôi cũng về quê. Vợ tôi thương tôi lắm, vì biết cổ thương tôi càng muốn rời xa, tôi chỉ dám len lén về giấu ít tiền cho vợ rồi lại đi, chẳng bao nhiêu đâu, nhưng lần nào vợ cũng khóc, cũng tìm.

    Rồi gã khóc tu tu như trẻ con, tôi chẳng biết nói gì chỉ biết vỗ vai gã. Lúc đó cũng chỉ là mới

    Quen, tôi không thể can thiệp quá nhiều. Gã khá chăm, mỗi lẫn nhận lương gã đều bọc kĩ, rồi gửi về cho vợ, tuyệt nhiên không bao giờ đề tên, mà tôi đoan chắc vợ gã cũng biết là ai gửi. Làm tròn năm, gã hẹn tôi đi nhậu. Gã muốn cảm ơn tôi, vì là đàn ông với nhau, vài lon bia cho lại chuyện chứ không phải say khướt như trước kia. Làm hơn một năm, tôi gần như khá hiểu rõ gã, tôi biết gã vẫn đau đáu về gia đình. Tôi mở lời:

    -Thực ra, anh là một thợ mộc giỏi, học khá nhanh, lại chăm. Người trong xưởng giờ cũng rất quý anh. Để anh đi, tôi tiếc, nhưng tôi khuyên thật : Con cái cần có cha, vợ anh cũng cần chỗ nương tựa, có người chồng dựa vào. Dù cổ có mạnh mẽ đến đâu hay anh có gửi tiền về nhiều đến đâu thứ cổ cần vẫn là một người chồng để gia đinh sum vầy, cảnh neo đơn, tội lắm.

    Gã có hơi chần chừ, tôi tiếp ::” Bữa tôi có nghe anh nói quê anh cũng thiếu thợ mộc, nếu anh

    Chịu về tôi có thể cho anh một ít làm vốn, không nhiều nhưng với tay nghề của anh tôi nghĩ cũng đủ sống, lại đoàn tụ với vợ con”.

               Gã nhìn tôi không nói nên lời, tôi biết gã cũng nhớ nhà, nhưng vì ơn cưu mang, gã không tiện mở lời, hơn nữa, gã sợ, sợ gã của trước kia không được vợ con hay người ta chấp nhận. Điều một kẻ yếu lòng cần chỉ là một lời động viên. Thêm tháng chuẩn bị gã xách gói về quê, tôi tới bến xe tiễn gã, tôi dúi tay vào gã ít tiền, gã cứ chối không nhận nhưng tôi ép.” Ngày đầu người ta có khi chưa thích nghi được, đó là cái giá phải trả cho những gì anh từng làm, rồi anh sẽ được yêu quí như ở đây. Điều quan trọng phải giữ vững lòng mình, trốn chạy không phải là cách”. Gã lên xe, như sực nhớ điều gì, khi xe lăn bánh gã hỏi với:

    – Ông chủ, sao anh lại giúp tôi?

    Tôi cười:

    – Làm bạn với một gã điên, cũng thú vị lắm.

    Tác giả : Lê Hứa Huyền Trân

    Hội viên Hội VHNT Tỉnh Bình Định

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều