Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeThời ĐạiKhoa học- công nghệKỹ năng sống: Làm thế nào để thiền khi vào mạng internet?

    Kỹ năng sống: Làm thế nào để thiền khi vào mạng internet?

    Theo dữ liệu điều tra từ trang Facebook của Cambridge Analytica, thật khó để có thể nhìn nhận internet như một “niềm vui sạch sẽ” – tức một diễn đàn mang lại niềm vui nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về mặt thể chất lẫn tinh thần cho người dùng.


    Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sử dụng các mạng truyền thông xã hội càng nhiều thì khả năng tự kỷ ám thị và suy nhược tinh thần kéo dài trong nhiều năm càng cao. Vậy làm thế nào để có thể “làm chủ được” internet hay có thể sử dụng tiện ích thời đại này một cách hữu ích và trong sự chánh niệm?

    Anh bai Tran Trong Hieu.jpgThích ứng với xã hội nhưng vẫn luôn chánh niệm khi hòa vào không gian mạng – Ảnh minh họa

    Thiền sư Gesshin Greenwood đã trả lời qua những gợi ý trên tờ Lion’s Roar gần đây:

    1- Đầu tư vào các ứng dụng khóa

    Chúng ta có thể cài đặt các ứng dụng khóa (app blockers) để hạn chế việc sử dụng mạng truyền thông xã hội. Trên máy tính, chúng ta có thể cài đặt ứng dụng Self Control – phần mềm này sẽ giúp đóng khóa một số trang mạng theo thời lượng bạn mong muốn.

    - Advertisement -

    Một số ứng dụng khác có chức năng tương tự như Block Site được thiết kế cho trình duyệt Google Chrome. Một số ứng dụng có tốn phí khác cũng giúp hạn chế thời gian tương tác mạng. Ví dụ chỉ cần tốn khoảng 5 đô-la Mỹ mỗi năm cho ứng dụng Freedom, giúp đóng khóa các ứng dụng và trang web theo lịch trình mong muốn của cá nhân. Nhờ đó, điện thoại của chúng ta sẽ không thể truy cập vào các mạng xã hội trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 9 giờ sáng hôm sau chẳng hạn.

    2 – Ý thức rằng tương tác cá nhân tốt hơn tham gia diễn đàn công cộng

    Thay vì lăng mạ hay tham gia vào việc “lăng mạ tập thể” với những người bình luận trực tuyến khác, bạn có thể tương tác với họ một cách cá nhân và trò chuyện riêng. Điều này làm cho bạn có thể phản hồi một cách đúng đắn về nhận định của người khác chứ không phải phản ứng theo cảm xúc của mình.

    3 – Thực hành chánh ngữ – “đăng tải một cách đúng mực”

    Đức Phật khuyên chúng ta nên thực hành chánh ngữ. Ngài định nghĩa lời nói chúng ta thốt ra (trong giao tiếp và tương tác) phải là lời nói tử tế, chân thành và đúng lúc. Lời lẽ của chúng ta có thể tử tế nhưng chưa chân thành, hay chân thành nhưng chưa tử tế hoặc lời nói chưa thật sự đúng lúc. Thậm chí ngay khi chúng ta thực hành chánh ngữ, cũng sẽ dễ dàng tiến hành hơn trong giao tiếp trực tiếp so với khi trực tuyến (thông qua các diễn đàn mạng xã hội) vì đa phần chúng ta không xem các hoạt động trên internet là ngôn ngữ giao tiếp thật sự và chính thức.

    Khi đăng tải điều gì đó lên các mạng xã hội, bạn nên hít thở sâu ba lần trước khi ấn nút “Đăng tải” (Post) và hãy tự hỏi mình các câu hỏi quan trọng sau:

    “Điều này có tử tế không?” – Vì những điều bạn đăng tải có thể kích thích, làm khởi phát cảm giác khó chịu, bực tức nơi người đọc.

    “Điều này có chân thành không?” – Câu hỏi này dường như quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là trong “bối cảnh thật giả của môi trường thông tin mạng”. Bạn có biết rõ ai là người viết bài báo bạn đang muốn chia sẻ không, bài báo này có phải được dẫn từ một nguồn tin đáng tin cậy không, thông điệp bạn muốn gửi đi từ việc đăng tải này có thật sự được xem xét kỹ lưỡng chưa… Người sử dụng các mạng truyền thông có xu hướng khá “manh động”, dễ bị hấp dẫn bởi các đăng tải mang tính vui đùa hay khơi gợi cảm xúc (các cảm xúc tiêu cực). Hãy tự mình xác thực xem thông tin mình muốn đăng tải và chia sẻ có phải là thật không, có quan trọng hay không?

    Cuối cùng là, “Các đăng tải của bạn có thật sự cần thiết không?” – Chúng ta chia sẻ bao nhiêu bài viết mang thông tin hay tính chất kinh dị mỗi ngày, và sau đó các thông tin này sẽ được lặp đi lặp lại bởi sự chia sẻ của rất nhiều người cùng tham gia mạng lưới. Hãy nhận thức đầy đủ về cách người khác cảm nhận về các đăng tải của bạn.

    4 – Hãy tỉnh giác khi tham gia các mạng truyền thông

    Tham gia vào mạng lưới truyền thông xã hội, chúng ta có xu hướng so sánh bản thân mình với những gì người khác biểu hiện trên trang cá nhân của họ. Nhiều người mang tâm lý so sánh rơi vào khủng hoảng, thất vọng sau đó.

    Theo thống kê, người tham gia mạng xã hội chỉ chia sẻ 5% thông tin những gì tốt đẹp nhất về bản thân mình trên các mạng xã hội và điều này tạo ra một thực tế là “người ta có vẻ tốt đẹp, thành công hơn trên các mạng xã hội so với thực chất”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chia sẻ những nội dung khác của bản thân như: những thất bại, điều bất an và cảm giác cô đơn…? – Sự chân thành và truyền thông chính thống sẽ tạo ra một loại hình văn hóa internet tử tế và chân thật hơn. Bởi con người chúng ta thành thật mà nói, không phải lúc nào cũng được hạnh phúc hay tự tin hoàn toàn. Chúng ta luôn cảm thấy bất an, cần được kết nối và cần “nương dựa” vào ai đó, vào điều gì đó. Đó là lý do vì sao chúng ta lại chia sẻ về bản thân trên inetrnet. Và chính vì thế, hãy chân thành với bản thân và với người khác!

    Trần Trọng Hiếu

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều