Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Khác
    HomeNghiên CứuKhẩu nghiệp và "khôn văn tế, dại văn bia"

    Khẩu nghiệp và “khôn văn tế, dại văn bia”

    “Khôn văn tế dại văn bia”. Ấy là giai thoại của những người ”có chữ” trong xã hội khi đang còn ”khiêm tốn” của Việt Nam chúng ta ngày xưa và đã trở thành câu thành ngữ. Ngẫm càng thấy ý nghĩa triết học của tổ tiên chúng ta để lại cho con cháu đời sau thật là thông tuệ và vĩ đại!
    “Văn tế” -là thể loại văn để nói về người đã khuất. Được dùng trong điếu, phúng, cúng tế hoặc tưởng niệm. “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Là tư duy nhân văn, vị tha, độ lượng của người Việt. Do vậy, bất luận người đã khuất là ai, giàu hay nghèo, vị trí xã hội cao hay thấp, người “Chấp bút văn bản” Tế- đều phải chú ý ca ngợi công đức, tuyệt nhiên không được phép xỏ xiên, bới móc…
    Thế nên: trong giới chữ nghĩa người ta gọi người viết văn tế là người…khôn(!)
    “Dại văn bia” là như thế nào?
    Thời trước, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, để ghi công trạng, công đức cho người đã khuất,người ta khắc vào bia đá, để hy vọng lưu danh muôn đời. Tuy nhiên, người xưa cũng rất ý thức về “cái sự” muôn đời :
    “Trăm năm bia đá thì mòn
    Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ ”(!)
    “Cái bia miệng” này có rất nhiều thuật ngữ để diễn tả. Nào là “Miệng đời thị phi”. Nào là “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”. Nào là “Cọp để da, người ta chết để tiếng”. Nào là “Khôn ba năm dại một giờ”…Trong tất cả những thuật ngữ trên, mỗi câu đều có những ý nghĩa khác nhau. Nhưng ý nghĩa giáo dục, răn đe, sự lan tỏa về lượng thông tin, truyền thông thì thật kinh khủng(!)
    Ngày xưa, người chấp bút cho ai đó để khắc lên bia đá thì gọi là ”Dại văn bia” (vì văn mà khắc lên bia đá, người đời sẽ đọc. Và khi đã đọc thì chín người, mười ý. Khi không thống nhất ”quan điểm”- Cuối cùng họ…chửi “Cái nhà anh”…viết văn bia(!?)
    Thời đại thế giới phẳng, và là thời đại số hóa toàn cầu- Thì cái “Văn bia” này lại càng cực kỳ kinh khủng(!) “Văn bia” ngày nay không phải cứ là cái nhà anh ”chấp bút” để khắc lên bia đá nữa. Mà “Văn bia” này đó là bất kỳ ai “Khẩu nghiệp” đi ngược lại với nguyện vọng và lợi ích của cá nhân, của cộng đồng, nguyện vọng và lợi ích của Quốc gia dân tộc(!)
    Noi gương tiền nhân, mong hậu thế không bị “Bia đá để đời” vì đụng đến“ Ngôi đền thiêng: ”Ngôn ngữ, văn hóa đạo đức, giáo dục và thuần phong mỹ tục”. Trên tinh thần “Yêu trẻ, trẻ đến nhà, kính già già để tuổi”(!)

    Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương ai đó gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được. Dưới đây là 20 khẩu nghiệp cần tuyệt đối tránh:
    1. Trù người khác bệnh, dễ vận vào thân
    2. Nói lời công kích sẽ bị đau răng.
    3. Nói lời tuyệt tình gây ra đại nạn.
    4. Ăn nói phét lác, trở nên vô dụng.
    5. Nói yêu người nhưng không làm được sẽ bị người khác lừa gạt.
    6. Hay oán than thì một đời đau khổ.
    7. Nói lời kiêu ngạo cả đời không yên ổn.
    8. Thích gây thị phi, suốt đời bị phủ nhận.
    9. Cười nhạo người khác, mãi mãi thua thiệt.
    10. Suốt ngày tâng bốc người trong gia đình, hay gặp chuyện xấu hổ, mất mặt.
    11. Cả ngày nói lời tiêu cực, sống một đời sóng gió khổ đau.
    12. Hay luận thị phi, cuộc sống bần hàn, đau khổ.
    13. Câu nói hận đời mang đến họa oan nghiệp.
    14. Luôn miệng chứng mình bản thân dễ bị người khác hiểu lầm.
    15. Thích nói dối thì người đời coi rẻ.
    16. Ưa nghe nịnh nọt, cả đời ắt không thành công.
    17. Dễ dàng nịnh nọt người khác, sẽ bị người bán đứng.
    18. Nói lời khinh thường đối phương sẽ nhận quả báo, nhân cách bị hủy hoại.
    19. Cất lời ly gián, hại người thì cuối đời cô quạnh.
    20. Ăn nói không có đường lui dễ gặp đại nạn tuyệt vận.
    Phật giáo gọi những điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khôn lường. Mọi so sánh sẽ là khập khiễng. Song : “Khẩu nghiệp” mà Phật dạy cũng đã bao trùm và hơn thế trong câu thành ngữ: ”Khôn thì viết văn tế, dại thì viết văn bia” là vậy./.
    5/6/2020
    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều