Thứ Năm, Tháng Mười Hai 5, 2024
Khác
    HomeLịch Sử- Tư LiệuHuyền bí truyền thống hóa thân tái sinh của Phật giáo Mật...

    Huyền bí truyền thống hóa thân tái sinh của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng

    “Hóa thân tái sinh” được xem là truyền thống huyền bí, đầy bí ẩn của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng. Đặc biệt là so với sự đầu thai chuyển kiếp thông thường, hóa thân tái sinh vẫn giữ được ký ức về đời sống lúc trước.

    Những câu chuyện huyền bí về những vị Đạt Lai Lạt ma

    Bức ảnh của Kanwal Krishna có lẽ là vào những năm 1930 chụp khi đức Dalai Lama còn nhỏ. Tenzin Gyatso, sinh năm 1935, Ngài là người đứng đầu tôn giáo và tôn giáo truyền thống của giáo sĩ Phật giáo Tây Tạng.

    Bức ảnh của Kanwal Krishna có lẽ là vào những năm 1930 chụp khi đức Dalai Lama còn nhỏ. Tenzin Gyatso, sinh năm 1935, Ngài là người đứng đầu tôn giáo và tôn giáo truyền thống của giáo sĩ Phật giáo Tây Tạng.

    Trước tiên khi tìm hiểu về những câu chuyện kỳ bí về những vị Đạt Lai Lạt ma, chúng ta nên hiểu khái quát về truyền thống hóa thân tái sinh. Vậy “hóa thân tái sinh là gì?” Theo trang Dalailama.com: “Sự tái sinh của hóa thân là hiện tượng đến từ sự tình nguyện của cá nhân, hoặc ít nhất là cũng qua sức mạnh của nghiệp duyên, phước báu và năng lực cầu nguyện”. Việc hóa thân tái sinh này không giống với việc đầu thai chuyển kiếp thông thường bởi người hóa thân tái sinh vẫn giữ được những ký ức trong kiếp trước.

    Theo những thông tin được công bố thì truyền thống hóa thân tái sinh của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng có những bằng chứng chứng minh, bắt nguồn từ vị đầu tiên là Gendun Drupa (1391 – 1475). Ngài Gendun Drupa đã nguyện rằng sau khi chết sẽ tái sinh để hoàn tất những gì còn dang dở. Trước khi viên tịch, ngài Gendun Drupa đã đưa ra một số đồ dùng hằng ngày và viết một bài kệ để chúng đệ tử dựa vào đó tìm đến hóa thân tái sinh của mình.

    - Advertisement -
    Huyền bí hóa thân tái sinh của các vị Đạt Lai Lạt Ma - Tây Tạng

    Huyền bí hóa thân tái sinh của các vị Đạt Lai Lạt Ma – Tây Tạng

    2 năm sau đó, thực hiện theo lời chỉ dẫn của Ngài Gendun Drupa, các đệ tử đã liên tục tìm kiếm. Kết quả là đã tìm được hóa thân tái sinh của Gendun Drupa là một cậu bé 2 tuổi sống tại vùng Tsang, miền trung Tây Tạng. Cụ thể theo lời tương truyền, khi vừa bập bẹ biết nói, cậu bé đã nói với cha mẹ rằng tên mình là Pema Dorjee (tục danh của Đạt Lai Lạt Ma thứ 1). Khi đoàn tìm kiếm đến nơi, họ bày ra trước mắt cậu bé nhiều đồ vật khác nhau và cậu đã chọn chính xác những vật dụng mà ngài Gendun Drupa để lại, đồng thời đọc và giải nghĩa rành mạch bài kệ. Sau đó, cậu bé được đưa về tu tập với pháp danh Gendun Gyatso (1475 – 1542) và trở thành Đạt Lai Lạt Ma thứ 2.

    Từ sau đó, cứ thế truyền thống hóa thân tái sinh tiếp tục diễn ra, mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma trước khi viên tịch đều để lại một số di vật như tràng hạt, bình bát… cùng một bài kệ để phục vụ việc tìm kiếm.

    Việc tuyên nhận ai là ai qua việc nhận diện đời trước của một người nào đó, việc ấy xảy ra ngay cả khi chính đức Phật Thích Ca còn tại thế. Có rất nhiều câu chuyện đã được tìm thấy trong Phẩm thứ tư – Agama (Ngũ Bộ Kinh) của Luật Tạng, trong Truyện Tiền Thân Phật, trong Kinh Hiền Ngu, Kinh Bách Nghiệp… Trong đó, Như Lai đã khai mở về luật vận hành của nhân quả, kể lại vô lượng vô số câu chuyện về những ảnh hưởng nghiệp báo của đời trước được một người nào đó trải nghiệm trong đời này ra sao. Thêm vào đó, trong chuyện cuộc đời của những vị đạo sư Ấn Độ là những người đã sống sau thời đại đức Phật, cũng khai mở cho ta thấy về những nơi chốn chào đời trong những kiếp quá khứ của các vị ấy.

    Truyền thống hóa thân tái sinh 

    Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, pháp danh Tenzin Gyatso.

    Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, pháp danh Tenzin Gyatso.

    Truyền thống này không chỉ áp dụng đối với Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma mà còn đối với cả 4 phái của Mật tông Tây Tạng. Tuy nhiên, dòng tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma được thế giới bên ngoài biết đến nhiều nhất vì vai trò lãnh đạo giáo quyền lẫn thế quyền của các vị này.

    Đạt Lai Lạt Ma được xem là hóa thân của Quán Thế âm Bồ tát còn Ban Thiền Lạt Ma được cho là hóa thân của Phật A Di Đà. Danh hiệu Ban Thiền Lạt Ma đầu tiên do Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Lobsang Gyatso trao cho thầy mình là đại sư Khedrub Je (1385 – 1438). Từ đó về sau, các vị Ban Thiền Lạt Ma tiếp nối truyền thống hóa thân tái sinh và được xem là có vị thế thứ hai về giáo quyền lẫn thế quyền sau Đạt Lai Lạt Ma. Cũng từ đây, Ban Thiền Lạt Ma đóng vai trò lãnh đạo quá trình tìm kiếm, tuyên nhận hóa thân tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma và ngược lại. Tuy nhiên, cũng từ đây mà rắc rối bắt đầu phát sinh khi có sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc. Mọi chuyện bắt đầu từ khi người được chọn làm Ban Thiền Lạt Ma thứ 14 mất tích khi chỉ mới 6 tuổi.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều