Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Khác
    HomeĐời Sống Xã HộiHơn thua buông bỏ

    Hơn thua buông bỏ

    Chúng ta có thường sống bằng sự hơn thua với người khác hay không? Chúng ta sống có bằng sự ganh ghét, tỵ hiềm với người nào đó mà ta cảm thấy thua kém hơn hay không?… Nếu có, chắc chắn chúng ta đang tự để cho mình phải dính mắc vào những phiền muộn.

    Người đời có câu “làm người rất khó”. Cái khó ở đây là muốn đề cập đến cách cư xử với nhau trong mối quan hệ bên ngoài và cả ở sự cảm xúc vui buồn hay đau khổ của tự tâm mỗi chúng ta. Phật dạy chúng ta buông bỏ, không hơn thua là phương pháp của thoát khỏi những vướng mắc từ cuộc sống mà tâm chúng ta có thể hóa giải được.

    Đối với bản thân mỗi người ai cũng có bản ngã của mình. Bản ngã ấy tùy theo sự nuông chiều của bản thân mà được thể hiện ở nhiều cách khác nhau. Và bản ngã ấy sẽ không có bộc lộ những trở ngại gì nếu chúng ta không có sự tương tác với người khác. Trong mối quan hệ công việc và xã hội, nếu mỗi người không biết thực hành lối sống hạnh phúc, an lạc mà chỉ biết tranh giành hơn thua với người khác thì mọi sự dính mắc vào khổ đau là hoàn toàn có thể xảy ra.

    Bàn về vấn đề này, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã từng nói: “Ở thế gian này người ta sống hăng say là do sự hơn thua. Người ngồi trong sòng bạc ngồi hoài không biết mỏi lưng là sao? Tại nghĩ hơn thua. Vì nghĩ ăn thua đó mà ngồi hoài không biết mỏi. Đi xem bóng đá xem mỏi mắt không biết chán là tại vì nghĩ hơn thua. Vì chờ xem ăn thua mà người ta say mê trong cuộc sống. Vì chờ xem ăn thua mà người ta say mê trong cuộc sống. Càng say thì càng giành giật để được ăn thua”. Theo như lời phân tích của Hòa thượng, chúng ta soi rọi vào những hành xử thường nhật để tìm ra câu trả lời cho những khiếm khuyết, sai lầm trong cách nghĩ, cách làm của mình.

    “Phải can đảm vượt khỏi cái sai lầm của mình để tìm cầu sự khai minh. Giáo và nghĩa phải đi đôi với nhau, đừng để hai cái chống đối nhau”.

    - Advertisement -

    Chúng ta có thường sống bằng sự hơn thua với người khác hay không? Chúng ta sống có bằng sự ganh ghét, tỵ hiềm với người nào đó mà ta cảm thấy thua kém hơn hay không?… Nếu có, chắc chắn chúng ta đang tự để cho mình phải dính mắc vào những phiền muộn. Bởi vì khi chúng ta tìm phương, tính cách để hạ bệ người khác, làm cho họ phải chịu thua mình là lúc tâm chúng ta khởi lên những toan tính, lo âu về sự thắng thua. Trong Kinh Buông Bỏ Ý Muốn Hơn Thua (Dũng Từ Phạm Chí Kinh) có nói đến tâm lý thường thấy của những người háo thắng: “Trong những buổi hội họp thường muốn tỏ ra rằng mình hơn người. Ai cũng cứ nói rằng kẻ kia còn là những người u tối. Lòng cứ đinh ninh là mình có chân lý, nhưng mình không thực sự biết mình đang nói gì. Cứ thế mọi người đặt cho nhau những câu hỏi về chân lý và hy vọng phía bên kia người ta sẽ không thể trả lời những chất vấn của mình được”. Và có khi vì muốn gây khó khăn, làm cho người khác kém cỏi hơn mình, chúng ta còn dính mắc vào thái độ kiêu căng, tự phụ, ngã mạn… thường làm cho người khác bất mãn… thường làm cho người khác bất mãn, mất hết sự kiên nhẫn và lòng kính trọng đối với thái độ và cách cư xử của ta.

    Khi đã nhận chân được chính sự hơn thua là nguyên nhân gây nên đau khổ chúng ta muốn loại trừ dính mắc tự thân thì cần phải thực hành  quán chiếu sự việc bằng trí tuệ và tinh thần từ bi hỷ xả. Một người sống trong sự ganh ghét ghen tị, hơn thua làm sao có được hạnh phúc? Nếu cười thì chỉ là giả bộ bên ngoài, chắc chắn bên trong không có hạnh phúc. Người đó giống như gặp món ăn thật ngon, thèm khát mà không ăn được và tự mình đẩy đồ ăn xuống đất. Tại sao lại như vậy? Vì thấy mình hay hơn, giỏi hơn và thấy mọi người cần phải chú ý, để ý tới mình… Đó chính là cái bẫy mà người đời bị dính. Người ta rất dễ bị sập bẫy khi được người khác khen ngợi. Thấy mình có công lao, hay khôn hơn người khác. Vấn đề rất đơn giản như vậy!

    “Vì nghĩ được mất hơn thua mà chúng ta lúc nào cũng lo âu. Như vậy cuộc khổ của chúng sanh gốc từ tranh hơn thua”.

    “Vì nghĩ được mất hơn thua mà chúng ta lúc nào cũng lo âu. Như vậy cuộc khổ của chúng sanh gốc từ tranh hơn thua”.

    Trong Kinh Buông Bỏ Ý Muốn Hơn Thua cũng nói rằng: “Phải can đảm vượt khỏi cái sai lầm của mình để tìm cầu sự khai minh. Giáo và nghĩa phải đi đôi với nhau, đừng để hai cái chống đối nhau. Người đại diện được cái Thiện không còn nhu yếu nói năng gì nữa. Kẻ kia dù đúng hay sai, (tốt hay xấu) ta cũng không cần quan tâm lo lắng”. Thực hành và thể hiện được như vậy là biểu hiện của hạnh hỷ xả. Muốn sống bằng hạnh hỷ xả thì phải có trí tuệ và lòng từ bi. Nếu không có như thế thì người đó dễ dính mắc, dễ chấp nhặt khi nghe ai đó đề cập vấn đề gì đó mà mình không thích, không hài lòng.

    Vì nghĩ được mất hơn thua mà chúng ta lúc nào cũng lo âu. Như vậy cuộc khổ của chúng sanh gốc từ tranh hơn thua. Chính vì tranh hơn thua chúng ta mới cố chấp rồi hại nhau thù địch… tự biết mình không phải là thật thì không cần hơn thua. Người nào biết hơn thua không còn quan trọng nữa, lo âu, hồi hộp không còn hiện hữu nữa.

    Nên nhớ rằng, khi chúng ta đi chùa lễ Phật, cầu mong được bình an, hạnh phúc thì điều mong cầu của chúng ta đều có thể đạt được nếu chúng ta biết an trụ tự tâm, không hơn thua sự đời, yêu thương chan hòa, đùm bọc lẫn nhau. Chỉ có tình yêu thương và lòng vị tha chân thành mới làm cho chúng ta thanh thản, hạnh phúc, an nhiên tự tại trong đời sống của bản thân mình và những người xung quanh.

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều