Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Khác
    HomeThời ĐạiGiáo dụcHà Nội: Tăng Ni sinh Học viện thực hành bộ môn Nghi...

    Hà Nội: Tăng Ni sinh Học viện thực hành bộ môn Nghi lễ Phật giáo

    Buổi tối hàng ngày, tại Thiền đường tòa nhà Viên Quang Học viện Phật giáo Việt Nam (Phù Linh – Sóc Sơn – Hà Nội) đều diễn ra thời khóa tụng kinh, niệm Phật thực hành bộ môn nghi lễ Phật giáo, nhất tâm hồi hướng công đức cho Phật Pháp trường tồn, quốc gia xã tắc hòa bình ổn định, phát triển hưng thịnh, dịch bệnh tiêu trừ.

    Quang lâm chứng minh và hướng dẫn Tăng Ni sinh hành trì có TT. Thích Minh Quang – Ủy viên HĐTS, Phó Văn phòng I TƯ GHPGVN, Phó Viện trưởng Giáo thụ sư tại Học viện Phật giáo Việt Nam và đông đảo quý thầy Tăng Ni sinh đang theo học các khối lớp.

    Theo như nhiều người suy nghĩ thì “nghi lễ” đơn thuần chỉ là cúng lễ, ứng phó đàn tràng, tụng niệm,… nhưng đó là cái nghĩ sai lầm chưa thấu đáo, tỏ tưởng bởi như lời TT. Thích Minh Quang chia sẻ thì “Nghi là dáng biểu, lễ nghi, uy nghi, lễ phép, khuôn phép…”. Còn “Lễ là lễ giáo, lễ nhạc, lễ bái cũng tế, tôn thờ, cung kính,…”, “Nghi lễ bao gồm 2 phần đó là nội tại và ngoại tại là cách thức hành trì, tu tập, sửa đổi ba nghiệp, lễ bái, lễ đường, lễ tụng,… trong đời sống hàng ngày”.

    - Advertisement -

    Nghi lễ là bộ môn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thịnh suy của Phật giáo. Nghi lễ nhằm thể hiện tấm lòng tôn kính của bản thân mình đối với Tam Bảo,… bên cạnh đó bộ môn nghi lễ cũng đã được các chư vị tiền bối Tổ sư, Tiên sư nghệ thuật hóa, đơn giản hóa tư tưởng, triết lý Phật Đà qua các nghi thức nhằm giúp cho nhân dân tín đồ Phật tử có sự tiếp cận, hiểu thấu đạo lý đó hay nói cách khác đây cũng coi là phương tiện để độ sinh, đưa người vào đạo,…. Rồi cũng thông qua nghi lễ mà con người ta trang nghiêm được thân tâm, trang nghiêm đạo tràng ví như câu: “ Tâm tịnh, cõi nước tịnh; Tâm bình, thế giới bình; Tâm an, vạn sự an”.

    Tóm lại bộ môn nghi lễ của Phật giáo là phương tiện giúp cho chúng ta cầu nguyện, tĩnh tâm tu học tạo niềm tin vào Tam Bảo, chư Phật một cách nhất tâm, chân thành, rồi cũng chính từ đó mà khởi phát tâm giác ngộ, tu tập, áp dụng thực hành tìm ngay sự an lạc, niềm vui và giải thoát cho chính bản thân chúng ta. Tất cả những người hành giả nên cố gắng tìm học tu tập để làm gương mẫu  mực cho người đi sau hay cho quý Phật tử noi theo tu tập, tự bản thân mình kiến lập các đạo tràng tu tập hành trì giúp quý vị Phật tử gần xa tu học, góp phần đưa Phật pháp lan tỏa muôn nơi xứng đáng là một vị đệ tử Phật chân chính với tư tưởng: “ hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh,…”.

    Hải Thịnh

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều