Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Khác
    HomePhật HọcKinh- luật- luậnGiới luật là để nâng đỡ người yếu kém

    Giới luật là để nâng đỡ người yếu kém

    Phật dạy, Tăng Ni nếu có trị tội thì sử dụng pháp Yết Ma, mà Yết Ma của Phật, cũng nhằm mục đích giải tội, khi còn cứu được vì lòng từ bi của Tăng Đoàn. Đức Phật không chủ trương dùng giới luật, để thúc ép, ràng buộc người khác, vì bị giới luật trói là phi giải thoát. Càng không cho đem chuyện của Tăng Ni ra nói bên ngoài.

    Các sự việc xảy rầm rộ ra trên mạng xã hội, đều không phạm trọng của Ba La Di, từ việc Đàm Vĩnh Hưng cưỡng hôn nhà sư, đến vụ sư Thanh Toàn và nếu quý thầy, quý sư cô kinh doanh online là phạm giới khinh và vẫn còn là tư cách của Tỳ Kheo. Vậy tại sao, trước đó dưới áp lực của dư luận mà buộc hai nhà sư ra đời, trong khi họ có thể sám hối, tu tiếp?
    Theo Kinh Luật Phật hay theo dư luận? Nếu chỉ vì chạy theo dư luận rồi buộc ép các vị xuất sĩ khinh suất ra đời, thì liệu có lòng từ bi? Trong khi họ đã từng đóng góp cho đạo pháp, thì tại sao khi họ ngã, không được sự chở che đùm bọc của Tăng Đoàn?
    Đã từng có Công Ty Thiện Tài của Thành Hội GHPGVN TP.HCM, Công Ty Pháp Quang của TT. Chơn Quang, Các Thiền Viện, Chùa đều có phòng phát hành, siêu thị Phật giáo chùa Phổ Quang, Tp.HCM kinh doanh các văn hoá phẩm Phật giáo; Công Ty Quy Nguyên của thầy Tuệ Hải chuyên kinh doanh thực dưỡng; Công Ty Du Lịch Quốc Tế Hoa Sen của Thầy Thiện Đức, các trang báo Phật giáo như Giác Ngộ, đều có giá nhất định, cũng chạy quảng cáo, về thực phẩm chay, cũng có cơ sở làm tương chao của các thiền viện, …., đã tồn tại và đang phát triển, thì tại sao lại còn đặt vấn đề Tăng Ni có nên kinh doanh không? Liệu đó có làm phương hại đến Tăng Đoàn?
    Chẳng lẽ Giác Ngộ và các cơ sở trên kinh doanh được, còn Tăng Ni kinh doanh nhỏ lẻ lấy tiền lo cho Tam Bảo, đóng Niên Liễm cho Giáo Hội và trang trải cuộc sống thì không được. Nếu quý thầy, quý sư cô kinh doanh mặt hàng nào trái với chánh pháp thì tại sao giáo hội không góp ý một cách ôn hoà tế nhị? Nên chăng Lại dùng truyền thông tấn công những cá nhân là thành viên của Tăng đoàn ? Tạo thêm sóng gió cho Phật giáo và đương sự?
    Nếu không yêu thương, chở che, chăm sóc với chủ trương:” Nhắm tu không được thì ra đời”, đó có phải là tàn nhẫn. Trong khi họ xuất gia vì lý tưởng. Thì liệu còn ai dám xuất gia? Ép ai đó, tới đường cùng, buộc một người tu phải ra đời, liệu có còn lương tâm con người?
    Nên tôi rất mong, quý Phật tử, đã không bảo vệ được Tăng Ni tu tập, thì cũng xin im lặng. Đừng thị phi thêm. Bởi “ Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ”. Mình thị phi trên đời sống của Tăng Ni, trong khi mình không thể cúng dường Tam Bảo, hộ trì cho họ an tâm tu học, thì đó là cái họa sau này.
    Tứ Ba La Di là sát, đạo, dâm, vọng, phạm bốn tội trọng này mới buộc ra đời. Nên nếu Phật tử hiểu rõ như thế, thì dễ dàng thông cảm với Tăng Ni hơn. Còn tu là còn sửa. Ai đã làm Thánh đâu mà lấy giới ràng buộc người bắt người khác phải thanh tịnh?
    Như Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác dạy, trong chứng Đạo Ca:
    Hữu nhị Tỳ Kheo phạm dâm sát.
    Ba La huỳnh quang tăng tội kết.
    Duy Ma đại sĩ đốn trừ nghi
    Do như hách nhật tiêu sương tuyết.
    Dịch:
    Có hai Tỳ Kheo phạm dâm sát.
    Ðóm huỳnh Ba Li thêm buộc xiết.
    Bồ Tát Duy Ma chốc giải ngờ.
    Như vừng dương hực tiêu sương tuyết.
    Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Đệ Tử: “Xưa có hai vị Tỳ Kheo một giới phạm dâm, một phạm giới sát. Vì do hai vị này sống trong rừng, hôm đó một vị ngủ say, bị người nữ đi ngang qua cưỡng bức, thầy kia trở về, dí cô này chạy, té xuống hố mà chết. Thành ra hai huynh đệ đến ngài Ưu Ba Ly sám hối vì cả hai tự nhận mình, một phạm giới dâm do phạm bất tịnh với cô gái; một phạm giới sát do làm cô gái chết. Bèn bị kết tội Ba La Di không cho sám hối. Gặp ngài Duy Ma Đại Sĩ giải nghi “ Tánh tội vốn không”. Điều ấy giống như ánh sáng chói chang của mặt trời làm tan sương tuyết, đây là một loại sức mạnh giải thoát không thể nghĩ bàn.
    Huống chi:
    “Dõng Thi phạm trọng ngộ vô sanh
    Vẫn sớm viên thành trong cõi tục”.
    Do đó, người phạm giới theo tinh thần đại thừa vẫn có thể sám hối, tu tiếp.
    Như Pháp Sư Oánh Kha Trung Quốc, cả đời không giữ thanh quy giới luật, sợ đọa địa ngục, nên chí thành niệm Phật, cuối cùng được Phật Di Đà hiện thân tiếp dẫn.
    Nếu tinh thần Đại thừa là như thế để phổ độ chúng sanh, khác tinh thần Thanh Văn vì duy trì giới luật nên biển lớn không dung chứa tử thi. Thì rất mong quý Phật tử coi lại thái độ của mình. Để hộ trì Tăng Bảo.
    Tiếu Nham

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều